Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

BONG HONG TRUNG QUOC







Bông Hồng Trung Quốc 

Kìa một nàng Trung Hoa Răng trắng tinh như là ngà
Nụ cười tươi như hoa thắm
Cô em tha thướt mượt mà.
Lòng tôi thêm vấn vương
Những khi chiều tà nhìn cánh chim qua
Mộng được như đôi chim bay tới chân trời xa.
Cớ sao những chiều ngắm mây lững lờ
Nàng Trung Hoa đắm chìm trong mơ, những ơ thờ
Cớ sao cô buồn, cớ sao cô sầu
Sầu vì cô nhớ bờ sông xưa
Sầu vì đau thương.
Kià nàng Trung Hoa xinh
Đôi mắt em như hạt huyền
Nàng nhìn tôi sao không nói
Khiến tôi lo lắng ưu phiền
Lòng tôi như bóng trăng
Sẽ soi bên nàng trong giấc mơ tiên
Để lòng cô say mê mãi khúc ca triền miên.

歌詞:
玫瑰玫瑰最嬌美  玫瑰玫瑰最豔麗
長夏開在枝頭上  玫瑰玫瑰我愛你
玫瑰玫瑰情意重  玫瑰玫瑰情意濃
長夏開在荊棘裡  玫瑰玫瑰我愛你
心的誓約心的情意  聖潔的光輝照大地
心的誓約心的情意  聖潔的光輝照大地
玫瑰玫瑰枝兒細  玫瑰玫瑰刺兒銳
今朝風雨來摧殘  傷了嫩枝和嬌蕊
玫瑰玫瑰心兒堅  玫瑰玫瑰刺兒尖
來日風雨來摧毀  毀不了並蒂枝連理
玫瑰玫瑰我愛你



gē cí : 

méi guī méi guī zuì jiāo měi méi guī méi guī zuì yàn lì cháng xià kāi zài qí tóu shàng méi guī méi guī wǒ ài nǐ méi guī méi guī qíng yì zhòng méi guī méi guī qíng yì nóng cháng xià kāi zài jīng jí lǐ méi guī méi guī wǒ ài nǐxīn de bèi yuē xīn de qíng yì shèng jié de guāng guō yù dà dì xīn de bèi yuē xīn de qíng yì shèng jié de guāng guō yù dà dì méi guī méi guī qí ér xì méi guī méi guī cì ér ruì jīn zhāo fēng yǔ lái cuī cán shāng liǎo nèn qí héjiāo juǎn méi guī méi guī xīn ér jiān méi guī méi guī cìér jiān lái rì fēng yǔ lái cuī huǐ huǐ bù liǎo bìng dì 
qí làn lǐ méi guī méi guī wǒ ài nǐ 


ca từ : 

mân côi mân côi tối kiều mĩ mân côi mân côi tối diễm lệ trường hạ khai tại chi đầu thượng mân côi mân côi ngã áinhĩ mân côi mân côi tình ý trọng mân côi mân côi tình ý nùng trường hạ khai tại kinh cức lí mân côi mân côi ngã ái nhĩ tâm đích thệ ước tâm đích tình ý thánh khiết đíchquang huy chiếu đại địa tâm đích thệ ước tâm đích tình ýthánh khiết đích quang huy chiếu đại địa mân côi mân côichi nhi tế mân côi mân côi thứ nhi duệ kim triêu phong vũ lai tồi tàn thương liễu nộn chi hòa kiều nhị mân côi mân côi tâm nhi kiên mân côi mân côi thứ nhi tiêm lai nhật phong vũ lai tồi hủy hủy bất liễu tịnh đế chi liên lí mân côi mân côi ngã ái nhĩ 

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

MAT TONG


Những mật ý của tượng "cô gái khỏa thân ôm Phật"




Gần đây, cộng đồng cư dân mạng xôn xao về hình tượng “ người nữ ôm trong lòng Phật”. Quả thật, đây là vấn đề nhạy cảm và xa lạ đối với hầu hết tín đồ Phật giáo trên thế giới ngoài một bộ phận Mật tông; Sở dĩ gọi là một bộ phận, vì không hẳn toàn bộ Mật pháp đều sử dụng biểu tượng như thế.
Có sự tương thông trong các pháp hành Du già, đạo học, Tiên thiên hợp lưu, Thủy hỏa ký tế, âm dương bảo hòa, Châu Thiên tiểu-đại…của Đông Phương, cũng như một vài mật pháp của Ấn giáo, Ba Tư và Ai Cập cổ đại.

Riêng những biểu tượng trên, xuất hiện rất sớm trong nền triết lý Ấn giáo, một triết lý chuyển hóa hành giả bằng những biểu tượng cụ thể, có trước thời kỳ Phật giáo xuất hiện; Chúng nằm vùng Bắc Ấn, vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên; các hành giả ẩn cư trong dãy Hy-mã-lạp-sơn, tại Trung Hoa, Lão Trang và các Đạo gia cũng xuất hiện lý thuyết Âm-Dương ngũ hành áp dụng vào tu luyện, đạo học, y học, võ thuật, kinh dịch, bói toán, địa lý…

Do Ấn giáo nặng về tín ngưỡng đa Thần nên lý thuyết Âm Dương, sáng tạo và hủy diệt, trí tuệ và vô minh chuyển hóa thành những biểu tượng cụ thể. Vì vậy, Ấn Độ có thần Shiva, Nữ thần Nataraja được coi như là hóa thân của thần Shiva, thần Vishnu, thần Thấp Ti Nô, thần Na La Diên Na, thần Thấp Bà là Linga, biểu tượng dương vật, thần Shesha là vua của loài rắn. Brahma còn là một sự nhân hóa của Đại ngã. nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là "Tuyệt đối" đằng sau mọi sự sáng tạo. Trong ý nghĩa triết học, Brahma biểu thị khuynh hướng vận động điều hòa (rajas), tạo nên thế quân bình giữa hai khuynh hướng qui tâm (sattva) và ly tâm (tamas), giữa bảo tồn và hủy diệt mà thần Vishnu và Shiva là biểu hiện… Mọi hiện tượng trong thiên nhiên được Thần hóa biểu tượng, vì thế, tại Ấn Độ có quá nhiều tôn giáo tín ngưỡng mang nhiều màu sắc. Cho dù màu sắc nào, tín ngưỡng nào, cũng không ngoài lý thuyết cơ bản Sáng tạo, hủy diệt và bảo hòa mà đạo học gọi là Âm-dương và quân bình.

Sau 6 thế kỷ đức Phật nhập diệt, một số bộ phái ra đời, Nam Ấn giữ được nguyên tính truyền thừa, Bắc Ấn, , vài bộ phái chịu ảnh hưởng Yoga trong triết thuyết và hành trì, chính vì thế Mật pháp của một bộ phận Bà La Môn thâm nhập vào hành giả ẩn cư, lập ra Mật tông, dung hóa giữa giải thoát của Phật giáo và triết thuyết hiện tượng của Bà La Môn.

Những biểu tượng Thần giao hợp đã xuất hiện rất sớm, mà theo truyền thuyết, thần Brahma cũng từng vi phạm loạn luân, trong bộ ba Brahma – Shiva – Visnhu đã kết hợp thành một học thuyết giềng mối giữ thế tồn tại cho Bà La Môn ( Tam vị nhất thể). Theo Ấn Giáo, vấn đề âm – dương giao thoa là việc tất yếu của mọi sinh vật, khác chăng là các đạo sĩ nâng chúng lên một giá trị triết học.

Khi những biểu tượng tất yếu thâm nhập vào một bộ phận hành giả Mật pháp của Tăng sĩ Phật giáo, các ngài dung hóa lý thuyết giải thoát và biểu tượng trên căn bản đối diện sự thật. Khác với chủ trương Nam truyền, “Ly dục, ly ác pháp” các tổ Mật pháp xem “thế gian pháp tức Phật pháp”. Mọi hiện tướng, bản thân chúng không tốt xấu, do tâm dục mà chúng biến thành xấu và với tâm thanh tịnh chúng là phương tiện đạt đến diệt dục. Trong các bộ phái và pháp hành Phật giáo Bắc truyền, phải nói Mật tông nói chung và Kim Cang Thừa nói riêng, đòi hỏi hành giả một nghị lực phi thường để vượt qua những các cảnh đời thường, đó là đi trực tiếp, giải thoát nhanh nhất để chuyển hóa tâm thức.

Hầu hết các pháp hành đều khuyên hành giả trốn chạy, tránh xa các lạc thú nhạy cảm, nhưng xét cho cùng, đó chỉ là lấy đá đè cỏ, những chủng tử bất thiện trong tiềm thức vẫn đang ấp ủ chờ cơ hội bùng phát. Hưởng thụ dục lạc nằm trong hai trạng huống, hoặc hưởng thụ với tâm ô nhiễm hoặc hưởng thụ bằng sự tỉnh giác để chuyển hóa tâm nhiễm ô. Và nhất là những hành giả giải thoát, cần đối diện thực tại để chuyển hóa tâm thức nhiễm ô. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác…” vì thế, bất cứ những gì có mặt trong cuộc sống, từ chiếc lá rơi đến sinh hoạt tâm sinh lý, từ hiện tượng thiên nhiên đến bản năng sinh tồn của động vật, chúng đều là những công án để hành giả hóa giải những mắc mứu trong tâm thức.

Một tu sĩ từ bé được thầy cho sống ở núi, khi trưởng thành, xuống phố nhìn cái gì cũng lạ, cái lạ nhất là các cô gái mà mình chưa gặp bao giờ, về lại núi, tu sĩ trẻ thẩn thờ giao động mãi, thầy biết được chủng tử vô mình trong tâm thức người đệ tử trổi dậy, thầy đem một bức tranh phụ nữ kiều diễm dán trên tường, hướng dẫn đệ tử quán chiếu tất cả mọi ngõ ngách mà người đệ tử bị thu hút; một thời gian sau, người đệ tử hiểu rằng, cái mà thu hút chàng không phải là sắc đẹp của phụ nữ mà là sắc dục ẩn tàng trong tâm thức có dịp bộc phát.

Cũng thế, tất cả pháp tướng thế gian dù đẹp hay xấu, không phải là nguyên nhân làm cho ta sa đọa mà chính ta đã làm cho những pháp thế gian sa đọa xấu xa hơn. Vì thế, tu tập là sự chuyển hóa tâm thức chứ không phải ức chế tâm thức trước thực tại.




Trong một số kinh điển ngoại giáo có trước thời đức Phật, ngoài hình ảnh, còn hướng dẫn rất kỹ về thao tác làm tình để nâng cao sự khoái lạc thể xác, biến cảm xúc lên tầng số giao cảm thánh thiện thoát tục, đó là những mật pháp dành riêng cho những hành giả yogi có một năng lực tinh thần tuyệt hảo. Bởi vì, theo lý thuyết, trong mỗi sinh động vật đều hàm tàng hai nguồn năng lượng âm dương, do thiếu quân bình đem đến bệnh hoạn, sa đọa… luôn cảm thấy thiếu nên chạy tìm để hưởng thụ và đánh mất sự sáng suốt. Trên bình diện cảm xúc trần tục, chúng ta xấu hổ trước những hình ảnh giao hoan như thế, thực ra “chư Thần giao hợp” là một vũ điệu hợp nhất năng lượng âm-dương trong mỗi con người cũng như vũ trụ. Các hành giả Yogi, đó là một pháp hành tối thượng phát sanh đại lạc vi tế nhất của mật pháp, hoàn toàn không tùy thuộc vào đam mê cảm xúc của giác quan mà “nam thần “ biểu thị cho đại lạc và “nữ thần” là biểu tượng của đại trí; Trí lạc viên dung là sự toàn vẹn tột đỉnh của một thành tựu giả.

Trước hình tượng xuất hiện khắp các tu viện tại Bắc Ấn tu mật pháp nầy, giúp hành giả cảm nhận được sự quân bình âm dương trong nguồn sinh lực cơ thể, vì các hành giả đã vượt khỏi tâm phân biệt nhị nguyên. Một hành giả bước vào mật pháp hoan lạc nầy phải chọn một trong 4 giai đoạn của mật điển:

Mật điển thiên về hành động, mật điển thiên về tư duy, mật điển du già và tối thượng du già. Mỗi hạng dành cho một loại hành giả đặc biệt, trước khi chọn một trong bốn mật pháp để thực hành theo từng căn cơ, hành giả cần trải qua 4 giai đoạn tối cần của mật pháp: Thứ nhất là pháp Du già tịnh hóa triệt để môi trường chung quanh; thứ hai là pháp Du già tịnh hóa triệt để thân xác; thứ ba là tịnh hóa triệt để mọi cảm thọ; thứ tư là pháp Du già tịnh hóa triệt để mọi hành vi.

Như thế một hành giả Yogi không thể là kẻ lạm dụng của sự lạc dục. Ham muốn là bản năng tìm ẩn của động vật, chuyển hóa năng lượng ham muốn như thế nào để năng lượng ham muốn biến thành năng lượng tuệ giác là một vấn đề mà hành giả cân nhắc rất kỹ.

Thế tục do không thỏa mãn những ham muốn sanh ra tha hóa, khổ đau, điên loạn, thực tế ham muốn là một năng lượng thiếu quân bình, nếu không có pháp hành thì con người không bao giờ bù đắp được sự thiếu hụt đó, luôn quay cuồng tìm kiếm trong đau khổ. Các mật pháp cung cấp cho hành giả một pháp hành với một ý thức rõ ràng, tự bù đắp và chuyển hóa những thưc tại trong chính ta chứ không phải từ ngoại cảnh.

Thực hành Mật pháp là hợp nhất kinh nghiệm lạc thú với ánh sáng tâm linh; cũng như khi nam nữ giao hoan, ánh sáng chợt lóe trong lúc cực khoái , từ đó, thần thức cỏi trung giới có duyên theo đó nhập thai. Cái lạc thú và ánh sáng của hành giả trong lúc luyện đạo là một thăng tiến nội lực lúc bảo hòa năng lượng âm dương nội tại, từ đây, đưa hành giả đến sự thành tựu giải thoát hoàn toàn.

Trước khi có hình tượng cô gái ngồi trong lòng Phật thì cũng đã có nhiều tranh tượng của Ấn Độ miêu tả giao hoan nam nữ trước nhiều thế kỷ. Chỉ vào thế kỷ thứ 6 khi Kim Cang thừa chịu ảnh hưởng giữa Phật và Ấn Giáo thì pháp hành pha trộn giữa hai giáo lý, thiên nặng về mật giáo được truyền bởi một chân sư nghiêm mật, nên ít phổ biến, vì thế vẫn giữ được mạng mạch không gián đoạn. Đặc trưng Mật pháp chú trọng đến cực quang và hoan lạc pháp để thăng hoa tâm thức mà Duy thức gọi là “Bạch tịnh thức” lúc ấy thức biến thành Trí, Trí tuệ siêu việt khai mở.

Những hình tượng xuất hiện trên mạng gần đây, do chưa hiểu giá trị tuyệt đỉnh của pháp hành, nên quẫn chúng phẩn nộ, xem như một điều bất kính với Đức Phật, nhưng thực tế, nhìn sâu hơn, điều đó đã tăng giá trị điềm nhiên giải thoát và hoan lạc của bậc giác ngộ trước một đối tượng mà Ấn giáo gọi là mẹ Vũ trụ giao hòa, Mật thừa xem là sự quân bình năng lượng chân và tục, trí tuệ và giải thoát một cách bản nhiên.

Minh Mẫn (9/2/2013)
--
http://chuaphuclam.com/index.php?/van-hoa/nhung-mat-y-cua-tuong-co-gai-khoa-than-om-phat.html

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

LIEN KHUC TINH BUON/ DUC HUY



Lời bài hát

Liên Khúc Tình Buồn | Đăng bởi CR Hoang

Liên khúc tình buồn em hát cho anh

Những đên dài lạnh giá một mình

Một mình nằm chờ bước chân không còn đến



Những tiếng nhạc buồn như xé con tim

Những kỷ niệm còn mãi đắm chìm

Hình ảnh hiện về rủ buồn trong bóng đêm



Bây giờ đường mình rẽ đôi

Riêng em vẫn một mình mà thôi

Xa anh em sẽ còn ai trong vòng tay

Em sẽ quen với sự cô đơn

Em biết phải cần một thời gian

Nhưng đêm nay em cần anh

Anh ở đâu?



Liên khúc tình buồn em hát cho anh

Những đêm dài lạnh giá một mình

Một mình nằm chờ bước chân không còn đến



Những tiếng nhạc buồn như xé con tim

Những kỷ niệm còn mãi đắm chìm

Liên khúc tình buồn em hát cho anh.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

7 YEU TO LAM GIAM TUOI THO


7 yếu tố làm suy giảm tuổi thọ


Tập thể dục giúp người già khỏe mạnh.

Tổ chức Y tế thế giới đã xác định 25 yếu tố nguy cơ gây bệnh, tàn phế, tử vong đối với người cao tuổi. Trong đó, có 7 nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe mà người cao tuổi có thể phòng ngừa được.

Đó là các yếu tố nguy cơ sau:

Hút thuốc lá: Là yếu tố nguy hại nhất làm tăng nguy cơ ung thư phổi, gây ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận, đẩy nhanh tốc độ giảm khối lượng xương và chức năng hô hấp. Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của người cao tuổi có liên quan tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ hút thuốc.

Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất.

Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn chất bột, chất béo làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên, mỗi bữa trước đây ăn 3-4 bát cơm, nay chỉ nên ăn 1-2 bát. Chú ý theo dõi cân nặng hằng tháng. Cân nặng người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ, người cao tuổi cao 165 cm, cân nặng không nên vượt quá 60 kg. Người cao tuổi không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính, cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già.

Không tuân thủ chế độ chăm sóc, điều trị: Sự tuân thủ điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục, không hút thuốc... Việc tuân thủ kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, đến chất lượng sống. Lúc đó, những tiến bộ của y dược học cũng không làm gì được để giảm gánh nặng của bệnh mãn tính.

Nước không sạch và môi trường vệ sinh kém: Nếu triển khai rộng khắp toàn cầu việc cung cấp đủ nước và điều kiện vệ sinh cho bệnh nhân, ta sẽ tránh được 1,8 tỷ trường hợp tử vong do tiêu chảy (giảm 17% so với hiện nay). Nếu đạt được việc cung cấp nước máy, sẽ tránh được 7,6 tỷ trường hợp tiêu chảy hằng năm.

Trầm cảm và sa sút trí tuệ: Nhìn chung trong cuộc đời của mình, có từ 15 đến 40% người cao tuổi từng có một thời kỳ trầm cảm rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ người cao tuổi mắc "hội chứng chán nản cao độ" này khá cao, ước tính khoảng 20-30%, nhưng rất ít bệnh nhân được quan tâm đầy đủ. Hơn 90% ca trầm cảm và sa sút trí tuệ không được phát hiện và ngay cả khi đã biết cũng không được điều trị đúng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
--
http://yhocphothong.ykhoa.net/laokhoa/11_0035.htm

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

10 loại thực phẩm giàu chất xơ

10 loại thực phẩm giàu chất xơ


Táo

Táo và lớp vỏ của nó có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả thông thường như đào, nho và bưởi. Hơn nữa, táo còn tốt cho những người có lượng cholesterol cao vì các chất xơ hòa tan trong táo giúp điều chỉnh lượng cholesterol. Khi măm táo, bạn hãy măm cả vỏ nhé.




Theo nghiên cứu thì một quả táo có chứa 3,5 gam chất xơ, nhưng nếu bạn bỏ vỏ của nó thì chất xơ giảm chỉ còn 1,7 gam.

Atisô

Một trái Atisô chứa 10 gam chất xơ, nhưng chỉ 120 gam calo. Bông Atiso chứa nguồn silymarin dồi dào, nó chứa nhiều kali hơn cả chuối. Do vậy bạn hãy thử hấp chúng với một ít dầu ô liu, tỏi và hương thảo; ăn với một ít bơ, hoặc sa lát, pizza nhé!



Quả bơ

Trong quả bơ có chứa 11-17gam chất xơ. Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì trong trái bơ có loại chất béo “chống ăn nhanh” có tên là axit oleic sẽ kích thích phản ứng của cơ thể, có tác dụng ngăn chặn tạm thời cơn đói cồn cào đang “thiêu đốt” tâm trí bạn. Lúc này tiểu khu não sẽ được “báo” là đã no và phát ra tín hiệu: “Tôi đã chán ngấy chuyện ăn uống rồi”.



Phát hiện này còn cho thấy axit béo này còn giúp điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào và kéo dài cảm giác no giữa 2 bữa ăn, tiêu chí rất cần cho các loại thuốc chống béo phì.

Lúa mạch

Không giống như nhiều loại ngũ cốc chỉ chứa chất xơ trong lớp cám bên ngoài mà lúa mạch còn chứa chất xơ ở trong suốt toàn bộ hạt nhân. Do đó, lúa mạch có số lượng đáng kể các chất xơ.

Một nửa chén lúa mạch nấu chín mỗi bữa có chứa khoảng 4 gam chất xơ và chỉ chứa 95 gam calo. Trong khi đó, gạo hạt dài chỉ chứa 1,75 gam chất xơ.



Lúa mạch có chất xơ hòa tan, giúp hòa tan chất béo, điều chỉnh cholesterol, giúp giữ mức đường huyết ổn định.

Đậu

Có thể nói đậu là một trong những nguồn chất xơ tốt nhất trên hành tinh. Chỉ cần một nửa chén đậu có gần 10 gam chất xơ và rất ít calo.



Hãy thêm những hạt đậu vào bát súp, điểm nó trong salad là cách bổ sung đậu tuyệt vời cho bữa ăn. Hoặc bạn có thể nấu cháo, nấu chè đậu vừa bổ dưỡng lại thơm ngon.

Bông cải xanh

Bạn khó có thể tìm một nguồn dinh dưỡng nào có nhiều chất xơ như bông cải xanh đấy. Ngoài chất xơ, bông cải xanh cũng chứa 2 gam protein, 288 mg kali, và 43 mg canxi.



Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa chất chống ung thư, giúp làm giảm nguy cơ suy giảm nội tiết tố liên quan đến bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Bột yến mạch và Ngũ cốc

Bắt đầu một ngày mới với bột yến mạch hoặc một bát hạt ngũ cốc có chứa ít nhất 5 gam chất xơ nhé. Đây là một bữa sáng hoàn hảo cho bạn và cả gia đình. Hãy măm nó cùng mầm lúa mì, nho khô, chuối bởi tất cả đều là những nguồn chất xơ phong phú.



Đu đủ

Một quả đu đủ có 55 calo và 2,5 gam chất xơ. Ngoài ra, nó còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng khác như kali, canxi, vitamin C và A. Thêm nữa, đu đủ có các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy protein.



Quả mọng

Tất cả các loại quả mọng nước như dâu tây có chứa ít calo và nhiều chất xơ. Ví như trong quả dâu tây có chứa 64 calo và 8 gam chất xơ.



Các trái quả mọng nước cũng chứa polyphenol và anthocyanins giúp chống ung thư, giảm viêm và giảm các triệu chứng viêm khớp.

Quả bí ngô

Trong quả bí ngô thơm ngon có chứa 49 calo và 2,5 gam chất xơ. Đây là một loại rau tuyệt vời để tận hưởng trong suốt các mùa trong năm. Ngoài ra bí ngô có 565mg kali- một khoáng chất tuyệt vời xây dựng xương cốt mạnh mẽ và giảm nguy cơ đột quỵ.



Thêm một lý do để ăn những trái bí màu da cam này là mỗi quả bí có chứa 2.400 mcg của carotenoids lutein và zeaxanthin giúp mắt của bạn khỏe mạnh và nhìn rõ hơn.

--

http://kenh14.vn/gioi-tinh/10-loai-thuc-pham-giau-chat-xo-20091105043851207.chn

PM



Chiec En dang bay ve phuong nao?




Vắng dòng em chat chỉ hai ngày,
Trông ngóng bồn chồn em có hay?
Thấp thoáng bóng người trong nhớ tưởng,
Cuối tuần buồn, biết nhớ về ai!


HH
3.Maerz 2013
Chu nhat

VE MIEN TAY



Về Miền Tây

Đóng góp: lamdaikhiem
Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống.
Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng.
Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận.
Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ.
Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang.
Đi về Sa Đéc hay là về An Giang.
Miền Tây ơi! Vựa lúc miền nam hai mùa mưa nắng.
Miền Tây ơi! Sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa,
Đất lành khắp chốn nở hoa vun bồi mạch sống mượt mà môi em.
Vầng trăng lên theo bước chân đi, qua đường quê mấy nhịp cầu tre.
Hàng cây xanh in bóng nghiêng che, quanh vườn ao đóm khuya lập lòe.
Ai đi miền xa nhớ về quê nhà.
Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây.
Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương, câu hò câu hát nghe dạt dào quê

Anh Về Miền Tây





Anh Về Miền Tây

Hò:Hò ơi ! Ai về qua bến Ninh Kiều,
Cho tôi nhắn gửi... hò ơi...
Cho tôi nhắn gửi đôi điều nhớ thương.


Bè lý:Ai có nghe chăng ai buồn thiu tiếng chim kêu bạn
Ai có nghe tiếng bạn, tiếng bạn tìm bạn héo hon
Cất bước tha phương nỡ sao cớ sao quên bạn
Anh nhớ em đêm ngày, anh sẽ về sẽ về miền Tây

Anh về miền Tây đường quê nghe tiếng ai hò
Sóng nước lăn tăn buồn trôi theo ánh trăng non
Cầu tre chiều quê cùng em ngắm hoàng hôn
Buồn hắt buồn hiu mênh mông ngó đất trời

Anh về miền Tây tìm em đã lỡ chuyến đò
Câu nói yêu thương giờ em quên hết sao em
Đò đưa lòng tôi giờ xa bến tình yêu
Chiều ngắm hoàng hôn bây giờ côi quạnh mình tôi.

Đường miền Tây thui thủi anh về
Về miền Tây em đã qua cầu
Đành lòng sao như nhánh lục bình
Trôi mãi phương trời mà quên điệu lý thương nhau

Đợi chờ em anh sẽ mong chờ
Đợi chờ em anh giữ câu thề
Về miền Tây em đã đi rồi
Em đã đi rồi miền Tây anh nhớ thương ai ???

Về miền Tây em đã đi rồi,
Em đã đi rồi miền Tây anh nhớ thương ai ???
Ai có nghe chăng ai buồn thiu tiếng chim kêu bạn
Anh nhớ em đêm ngày, anh sẽ về sẽ về miền Tây

DAI LO HOANG HON



Người . . . về người đi . . . hoàng hôn . . . một lối
Đường một đưòng hai . . . chiều đưa vào tối
Trời . . . cao và gió . . . đầy
Hàng . . . cây cùng ghế . . . dài
Nào ai lẻ bóng ?
Nào ai thành đôi ?

Đời . . . mình là con . . . tàu qua . . . nhiều lối
Mà thăng trầm như . . . trùng dương nổi sóng
Trời . . . mây một lớp . . . thành
Biển . . . khơi một nỗi . . . niềm
Bàn tay còn trắng
Lòng không tình thương

DK:
Gió . . . băng . . . gối mộng
Sương trắng . . . chăn mơ
Gió khua ngõ hồn
Mưa . . . ướt . . . tâm tư
Biết ai . . . tâm sự
Ghế . . . lạnh lùng chờ
Những chiều . . . vàng mờ

Đại . . . lộ hoàng hôn . . . hồn hoa . . . ngập nắng
Thời gian thường vô . . . tình theo đời sống
Ngày . . . xanh thì khuất . . . dần
Chiều . . . rơi nhuộm tóc . . . vàng
Mà trong lòng thấy
Còn thiếu tình thương

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

TRAI CAY LA THUC PHAM CHINH?


Thực phẩm duy trì sức khỏe cho người cao tuổi


1) Dac diem nguoi cao tuoi:

Cùng với tuổi tác, hệ thống tiêu hóa của người cao tuổi có sự suy giảm đáng kể ở một số chức năng. Vì vậy, độ tuổi này cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.

Theo thời gian, một số hoạt động của bộ máy cơ thể người cao tuổi xuất hiện một vài sự thay đổi. Các giác quan suy giảm hơn như mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn tinh nhạy, làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa, đây là giai đoạn mà các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm đi khá rõ, hàm răng bị hư hỏng, lung lay, rụng dần, cơ nhai bị teo ảnh hưởng đến việc cắn, nghiền thức ăn ở miệng.

2) Cac can yeu di:

Ngoài ra, ở giai đoạn này, người cao tuổi sẽ gặp phải những vấn đề như: trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa khác giảm cả về số lượng và chất lượng… Do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản cũng yếu đi, nên nhu cầu dinh dưỡng của họ cũng giảm theo. Đồng thời đây là lứa tuổi mà các tuyến tiêu hóa, dạ dày ruột, gan đều giảm chức năng, dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị ảnh hưởng, quá trình đào thải chất độc kém, táo bón xảy ra thường xuyên hơn.

3) Cac mon an nen an va nhung mon an nen bot hay tranh di:

Với những thay đổi ở người cao tuổi, mỗi gia đình nên có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. 

Người cao tuổi cần ăn đủ về lượng và đa chất như bột đường, đạm, mỡ; các vi chất dinh dưỡng trong đó chất bột đường có nhiều trong các thực phẩm ngũ cốc, cơm, cháo, phở, miến, mỳ. 

Bên cạnh đó, họ cần bổ sung thêm các chất đạm có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá, tôm, trứng, sữa và các loại thực phẩm thực vật giàu đạm khác như đậu, lạc, vừng; những chất béo có nhiều trong dầu thực vật các loại như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu dừa, hướng dương...



Các vi chất dinh dưỡng được tìm thấy nhiều trong rau củ quả như: rau bắp cải, rau muống, rau ngót, su su, su hào, cam, quýt, dưa hấu, xoài. 

Vì vận động của hệ tiêu hóa giảm ở người cao tuổi, nên họ cần thêm lượng chất xơ vào chế độ ăn bằng cách thêm lượng rau củ quả. Với người bình thường sẽ cần lượng rau củ quả khoảng 500 g, nhưng với người già, lượng này nên duy trì và có thể tăng thêm. Ngoài ra, cần giảm lượng đạm động vật trong các loại thịt, thay thế vào đó là các loại tôm, cá, sữa. Người cao tuổi chỉ nên ăn dưới 150 g thịt các loại trong một ngày. Để lứa tuổi này dễ hấp thu và dễ tiêu hóa, thức ăn cần được nấu nhừ và cắt nhỏ.

Người cao tuổi nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, chế biến các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ, các món canh chất lượng dễ tiêu. Người già nên nhai chậm, kỹ thức ăn và không nên ăn quá no vào buổi tối, vì khi nằm dạ dày căng to đẩy cơ hoành lên chèn ép hoạt động của tim. Sau khi ăn xong, lứa tuổi này nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút, giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn và chuyển xuống ruột non dễ dàng.

Đây cũng là tuổi cần ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng, giúp tránh được nguy cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ. Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày người cao tuổi đừng quên tắm nắng, tập thể dục hàng ngày, vì điều này sẽ nâng cao sức khỏe đáng kể vừa tốt cho xương vừa tốt cho hệ miễn dịch, lại thêm thoải mái về tinh thần.


Sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng Calosure đậm độ năng lượng cao với 1 ly 200 ml cung cấp 200 Kcal; không Cholesterol phòng tránh xơ vữa động mạch; bổ sung FOS hỗ trợ tiêu hóa. Sản phẩm bổ sung các thành phần Acid amin và vitamin cần thiết cho cơ thể; không đường Lactose nên không gây tiêu chảy ở người thiếu men Lactase. Sản phẩm phù hợp với người ốm yếu, người cần tăng cân, người cao tuổi, tiêu hóa kém, khó nhai nuốt và người có nhu cầu năng lượng cao.

Địa chỉ liên hệ: Công ty CP Sữa Sức Sống Việt Nam/VitaDairy
Nhà B9 - Khu đô thị Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại tư vấn: 04. 35562389 - 01263112222
Website: http://vitadairy.com.vn

(Nguồn: Công ty CP Sữa Sức Sống Việt Nam/VitaDairy)

--

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/2012/10/thuc-pham-duy-tri-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi/?q=1