Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

PHIEN DA SAU UA.

Tuan Ngoc

Phien da sau


Mai em xa rời tôi
Còn ai cùng đi giữa đời
Mênh mông đây là đâu
Là biển vắng đêm sâu

Khi em quay mặt đi
Lòng tôi tựa phiến đá sầu
Chơ vơ trong lạnh câm
Muộn phiền theo tháng năm

Em hỏi tôi: "Phiến đá có tình yêu không ?"
Em hỏi tôi: "Phiến đá có linh hồn không ?"
Linh hồn tôi nay là đá sỏi
Nhưng đá nằm khổ đau với tình yêu em

Em hỏi tôi: "Đá biết thở dài xa xôi ?"
Em hỏi tôi: "Đá có ngậm ngùi chia phôi ?"
Em và tôi thiên đường mất rồi
Trên lối về mình tôi bước dài lê thê

Em vô tình làm sao
Hồn tôi giờ đây úa nhầu
Trong đêm thâu gọi tên
Lòng càng vắng xa thêm

Tôi hôm nay là ai ?
Hồn như một phiến đá nằm
Trăm năm như ngàn năm
Người cùng đá băn khoăn ...

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

CHICAGO

NHO LAI

Mot hom ta lien lac voi nguoi ban, ban dang o phi truong Chicago.
Vui.
Sau do, thay offline, co le da len phi co, mat net.



Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

8 BAI HAT


1. Chiec la cuoi cung

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng 
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang 
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá 
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa 

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói 
Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi 
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối 
Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi 

Mộng về một đêm xuân sang 
Em thì thầm ngày đó thương anh 
Thuyền về một đêm trăng thanh 
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh 

Mộng tràn ngập đêm trăng sao 
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh 
Rồi một chiều xuân thơ trinh 
Cho lòng mình về với dĩ vãng 

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng 
Đường thênh thang gió lộng một mình ta 
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá 
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa




2. Có những niềm riêng

Có những niềm riêng làm sao nói hết 
Như mây như mưa như cát biển khơi 
Có những niềm riêng làm sao ai biết 
Như trăng trên cao cách xa vời vợi. 

Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt 
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu 
Có những niềm riêng làm tim thổn thức 
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười. 

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi 
Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời 
Ôi nỗi sầu đong chất ngất 
Như một ngày như mọi ngày 
Như vạn ngày không thấy đổi thay. 

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ 
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ 
Có những niềm riêng gần như hơi thở 
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ. 

Có những niềm riêng một đời dấu kín 
Như rêu như rong đắm trong bể khơi 
Có những niềm riêng một đời câm nín 
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi.





3. Han mac tu 

Ai mua trăng, tôi bán trăng cho 
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ 
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho 
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò. 

Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa 
Lầu ông Hoàng đó thuở nào chân 
Hàn Mặc Tử đã qua 
Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng 
Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương 
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về giữa đêm buồn 

Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến 
Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân 
Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết 
Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan 
Hồn ngất ngư điên cuồng cho trời đất cũng tang thương, mà khổ đau niềm riêng. 

Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân nơi nhà hoang 
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi 
Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi 
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi.

Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến 
Người xưa nào bíêt, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa 
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ 
Xót thương thân bơ vơ, cho đến một buôỉ chiều kia 
Trơì đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao 
Mặc Tử nay còn đâu? 

Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ 
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng...







4. Lau dai tinh ai

Anh sẽ vì em làm thơ tình ái. 
Anh sẽ gom mây kết hình lâu đài. 
Đợi chờ một đêm trăng nào tới, 
đợi chiều vàng hôn lên làn tóc, 
đợi một lần không gian đổi mới, 
đón hai đứa chúng ta mà thôi... 

Tinh tú trời cao thành vương miện sáng. 
Khai lễ đăng quan vũ trụ chong đèn. 
Hoàng hậu về cao sang quyền quý, 
đẹp nụ cười quân vương vừa ý, 
và lâu đài mang tên Tình Ái 
đón hai đứa chúng ta mà thôi... 

Đ.K.: 

Em ơi lâu đài tình ái đó 
chắc không có trên trần gian, 
Anh đưa em vào bằng tiếng hát 
chắp đôi cánh nhung thiên thần. 
Em ơi lâu đài tình ái đó 
sáng trong ánh tinh cầu xa 
cho nên cho dù nghìn năm qua, 
còn vấn vương đôi hồn hoa. 

Anh kết lầu hoa bằng thơ tình ái, 
cho mắt em xanh đến tận muôn đời. 
Chuyện tình mình chưa nghe lừa dối, 
lời hẹn đầu chưa đi vào tối, 
thì lâu đài mang tên Tình Ái, 
đón hai đứa chúng ta mà thôi...





5. Nếu như ngày đó

Nếu như ngày đó ta không gặp nhau
thì chắc nay đã không u sầu.
Nếu như ngày đó tiếng yêu không phai màu
thì giờ đây ta đâu phải xa nhau

Nếu như ngày đó, anh không lừa dối
thì tình đôi ta đã không lạc lối
Bước trong chiều tối nghe lòng đơn côi
Một mình em về chốn xa xôi

Tìm nhau trong bao nhung nhớ sao nghe nhói đau
Đã yêu thật rồi sao gian dối nhau
Tiếng yêu ban đầu giờ là nỗi đau
Thôi ta đành cố quên mau người ơi

Tình là trò chơi ân ái gieo bao trái ngang
Giấc mơ phai tàn mình em khóc than
Trách ai phũ phàng lòng ta nát tan
Dù có bên nhau thì cũng đã muộn màng



6. Một cõi đi về 

1.
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt 
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về 

Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua 
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa 

Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại 
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người 

2.
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ 
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà 

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa 
Từng lời tà dương là lời một địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe 

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng 
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.....




 7. Để Nhớ Một Thời Ta Đã Yêu



Hạnh phúc trong tầm với đã không tìm tới.
Khi vắng em trong đời.
Tìm đến chân trời mới vẫn thương một thời.
Giờ đã xa ngàn khơi.

Ngày đó ta lầm lỡ ôm ấp nhau hững hờ.
Để tiếng yêu rạn vỡ rồi thời gian xóa mờ.
Mãi vô tình đến bây giờ.
Nhận ra hai đứa không còn nhau.

Cuộc sống luôn vội vã với bao nghiệt ngã.
Xô cuốn ta miệt mài.
Một bước chân trượt ngã đã trôi thật dài.
Lạc mất nhau ngày mai.

Còn mãi khung trời đó mình gặp nhau lúc đầu.
Ngày tháng hoa mộng đó cùng niềm vui nỗi sầu.
Sẽ ghi lại biết bao điều.
Để nhớ một thời ta đã yêu.

ĐK:
Thì thôi ta đã lỡ lìa xa bến bờ.
Đời lênh đênh sóng vỗ buồn trôi lững lờ.
Cuộn mình trong nỗi nhớ cho đến bao giờ.
Mình mới quên ngày xưa.
Thì thôi ta đã hết chờ nhau sẽ về.
Mùa xuân nay đã chết vàng phai não nề.
Để lại bao hối tiêc khi khắc tên người.
Gọi mãi trong đêm buồn...




8. Tình Em Xứ Quảng

Anh về nơi xứ Quảng, thăm người em phố Hội

Sông Thu Bồn con nước lững lờ trôi

Đường Chùa Cầu mưa buồn giăng ngập lối

Rừng thông xanh mưa thấm ướt bờ môi.

Thương nhớ nhiều - người em yêu xứ Quảng

Làn môi hồng, suối tóc xõa ngang vai

Bờ mi cong - nhấp nhô thuyền Cửa Đại.

Sóng dạt dào, vang vọng tiếng thông reo.

Bao kỷ niệm ngày mình bên nhau

Ước mơ chung đôi nhịp cầu...

Nào ngờ đâu, tuổi thơ ép vào trang giấy

Cuộc đời mộng mơ, nhớ thương mùa phượng nở

Ngăn chia đôi bờ anh đứng chờ... ngẩn ngơ.

Da em trắng mịn màng hơn cát biển.

Mắt em xanh như dòng nước Hàn Giang.

Tình ta đẹp như vầng trăng soi sáng.

Tên chúng mình lưu niệm Ngũ Hành Sơn./.





TIEM SCHLECKER DONG CUA



MOI THAY:


Chợt có dịp đi qua ngã tư, tôi nhìn xem, tiệm Sclecker còn mở không? hay đã đóng cửa rồi?

Tiệm đã đóng!
Bãng hiệu không còn, nhìn bên trong trống trơn.

Nhớ bà coi tiệm người Nga hiền hậu..
Tiệm đóng rồi!
Bà đi đâu?

20.8.2012


CUONG

Palette

NHO LAI:

Buoi sang thức dậy
Caphe
Mo may tinh
Khoi dong Pa
Nho den vai nguoi ban
Sua tuoi tu lanh da het
Chua mua
Ban voi nhung que diem
Bep voi nhung cai bat dua cho rua

Hom qua,
Goi Cuong 
Luc ban dang vui ve
Hoi nho 
Viec xong

Bao tin vui

20.8.2012

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

CAU BA

Nho lai:

O trong nha cau Ba, toi bong phat hien ra nhung tam anh cua Me toi , gi toi chup o thoi xa xua o Viet nam.
Chiec thung carton nay hinh nhu bi bo quen trong nha. Co le trong nhung nam thang ay, cau va mo toi da khong con quan tam den nhung vat nay.

Do la nam 2008 hay 2009 gi do.
Nam 2010 toi ve den Nha trang, thi nghe cau Ba cung da mat.

Tu do, toi khong con gap lai cau va gia dinh nua.
Hi vong, nam toi, toi lai duoc ve tham Da nang, va se tro lai ngoi nha cua Cau de thap huong cho cau Ba.

19.8.2012

-  nho ve anh Thuan


Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

KIM TU THAP O GIZA/ AI CAP/ TRICH


GIOI THIEU:
Trich 1 bai ve Kim tu thap o Giza.




Kim tự tháp Giza
Khi đến gần những công trình đồ sộ này, hình dáng góc cạnh và độ nghiêng của chúng làm tan biến dáng vẻ về độ cao và đánh lừa đôi mắt… nhưng ngay khi bắt đầu đo những sản phẩm mỹ thuật khổng lồ bằng thước tỷ lệ quen thuộc, chúng lại phục hồi tất cả vẻ bao la của mình.
Kim tự tháp Giza.
Kim tự tháp Giza.
Trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, chỉ có các Kim tự tháp Giza là còn tồn tại. Mặc dù đã bị mất đi rất nhiều lớp vỏ bọc bằng đá vôi trắng, cùng các đền thờ bao quanh đã bị đổ nát, nhưng chính kích thước của những công trình hùng vĩ này vẫn khiến du khách phải sửng sốt. Công trình vươn lên như một trong số những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử, nhưng thậm chí ngay cả hiện nay các phương pháp được những thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề nhiều tranh cãi.
Thực tế có hơn 80 Kim tự tháp ở Ai Cập, được xây dựng trong khoảng thời gian hơn 100 năm, nhưng các Kim tự tháp ở Giza là lớn nhất và được bảo quản tốt nhất nhờ vào tính chắc chắn của công trình. Kim tự tháp Giza do ba vị vua thuộc vương triều thứ tư xây dựng: Khufu (còn gọi là Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaure (Mycerinus). Kim tự tháp Khufu (khoảng 2551-228 tr.CN) lớn nhất và còn được gọi là Kim tự tháp lớn. Với hơn 4.000 năm tuổi, đây là công trình được xây dựng cao nhất trên thế giới.
Ý nghĩa
Các kim tự tháp Ai Cập thuộc Cổ hay Trung vương triều đều là thượng tầng kiến trúc của các lăng mộ hoàng gia. Sự chắc chắn và đồ sộ của công trình nhằm mục đích bảo vệ thi hài của nhà vua, nhưng việc chọn lựa hình dáng kim tự tháp phải có sự nghiên cứu biểu tượng đáng kể. Kim tự tháp nhằm mục đích giúp nhà vua thăng thiên, hình dáng thường được giải thích như một đoạn đường dốc hướng lên bầu trời. Kim tự tháp cũng liên kết với các gò đất nguyên thủy hình thành do sự xáo trộn các khối nước vào thời điểm xây dựng. Ngoài ra, hình dáng kim tự tháp có thể là biểu tượng mặt trời, tượng trưng cho các tia nắng mặt trời chiếu chếch ở dạng rắn nổi lên, đôi khi nhìn thấy tia nắng chiếu xuyên qua mây. Dù sự giải thích hình dáng như thế nào, điều rõ ràng là người Ai Cập đã cố gắng xây dựng công trình cao nhất có thể, một khối lượng lớn gồm công trình bằng đá xây dựng theo hình kim tự tháp có lẽ là phương pháp thành công nhất để đạt đến ước vọng này.
Bản thân kim tự tháp chỉ là một bộ phận trong tổ hợp chôn cất hoàng gia. Mỗi kim tự tháp đều tọa lạc trong một vùng đất, bao quanh là khu đền tang lễ nằm ở cạnh phía Tây, cũng có một ngôi đền trong thung lũng gần con sông nối liền với ngôi đền phía thượng lưu bằng bờ đất đắp cao chạy dài trang trí bằng những tác phẩm chạm nổi. Bờ đất đắp cao ở kim tự tháp Khufu vẫn còn khi Herodotus tham quan Giza vào thế kỷ 5 tr.CN. Theo ông quan sát, hầu hết các trang trí chạm trổ trên các vách đều gây ấn tượng cũng như chính bản thân kim tự tháp.
Mặt bằng bố cục và chuẩn bị địa điểm xây dựng
Điều quan trọng là phải chọn địa điểm xây dựng thích hợp. Vùng cao nguyên Giza được chọn do vị trí tầm nhìn bao quát hướng về thung lũng sông Nile và nằm ở bờ Tây - phía Tây thường đi đôi với mặt trời lặn và cái chết. Ngoài ra, dãy đá vôi trắng tạo ra một nền móng vững chắc chịu đựng trọng lượng đồ sộ của công trình và cũng là nguồn nguyên liệu thừa thãi trong việc xây dựng các phần lõi rắn chắc.
Kế đến là chuẩn bị địa điểm xây dựng. Công việc bắt đầu bằng việc phác thảo sơ bộ, san lấp mặt bằng, hình thành một chân đứng chắc chắn, chẳng hạn như san lấp theo góc vuông và dây dọi, nhưng có thể đạt đến mức độ chính xác đáng ngạc nhiên: mặt bằng lối đi quanh kim tự tháp Khufu chỉ dao động 2 cm (khoảng 0,78 inch). Mặc dù khu vực quanh vùng cạnh đáy kim tự tháp được giảm xuống để tạo ra một nền móng bằng phẳng, nhưng đá tự nhiên bên trong thông số vẫn giữ nguyên để hình thành một phần lõi rắn trong công trình xây dựng bằng đá ở lớp phía dưới.
Khi chuẩn bị xong địa điểm, các nhà khảo sát bắt đầu bố trí một góc vuông chính xác để làm cạnh đáy kim tự tháp. Mỗi kim tự tháp được sắp thẳng hàng sao cho các cạnh hướng về bốn phương chính. Đầu tiên, hoặc là cạnh hướng Đông hay cạnh hướng Tây được sắp thẳng hàng với hướng Bắc bằng cách quan sát các vì sao ở đường chân trời. Thêm một lần nữa, những người thợ xây Ai Cập rất chính xác: các cạnh của kim tự tháp lớn chỉ lệch khỏi hướng chính Bắc trung bình khoảng 3 phút trong một độ. Khi một cạnh được sắp thẳng hàng, các cạnh khác được xây dựng căn cứ theo cạnh vừa sắp thẳng hàng về mặt hình học và được đánh dấu trên lối đi.
Trong những năm gần đây, có nhiều nỗ lực có ý nghĩa trong việc nghiên cứu mặt bằng bố cục theo đường chéo của ba kim tự tháp quan trọng Giza. Điều không chắc chắn rằng, có bất cứ quy hoạch tổng thể cơ bản nào trong việc xây dựng, vì các kim tự tháp xây dựng ở những thời gian khác nhau và dự án riêng biệt. Vả lại, các vùng đất bao quanh kim tự tháp không liên kết với nhau như người ta vẫn tưởng đã có quy hoạch tổng thể. Mặt bằng bố cục theo đường chéo góc là kết quả trực tiếp trong tiến trình xây dựng, các kim tự tháp được gióng thẳng hàng theo hướng chính Bắc, vì thế mỗi kim tự tháp được xây dựng chếch theo rìa cao nguyên và bị công trình có trước cản lại nhằm giữ cho ngay hàng, không cản tầm quan sát các ngôi sao phương Bắc để gióng hàng cho chính xác.
Khai thác, vận chuyển đá
Các
Đá tảng được dùng làm lõi trong tháp.
Đá tảng sử dụng làm lõi trong Kim tự tháp lớn được khai thác từ mỏ đá nằm ở phía Nam kim tự tháp, cũng cùng phương pháp áp dụng để đào đường hào quanh tượng Nhân sư. Thế nhưng, những người thợ xây xác định chất lượng đá vôi trắng ở địa phương quá kém đến mức không thể làm lớp vỏ bọc ngoài, vì thế phải vận chuyển đá vôi trắng mịn vượt sống ở Tura đến cảng nằm ở ven cao nguyên. Bình quân mỗi tảng đá sử dụng trong kim tự tháp cân nặng 2,5 tấn, mặc dù người ta đã làm giảm kích thước hướng về phần đỉnh của tảng đá. Ngoài ra, đá granite được vận chuyển từ Aswan, cách địa điểm xây dựng 935 km (580 dặm) về phía Nam. Để gióng thẳng hàng với phòng chôn cất và tạo ra các nút chặn không thể xâm nhập vào các hành lang bên trong để làm nản chí những tên ăn trộm mộ. Đá granite cũng được sử dụng ở lớp đá thấp nhất trong lớp vỏ bọc kim tự tháp Khafre, và ít nhất có trong 16 lớp đá dưới đáy kim tự tháp Menkaure.
Khi đến cảng, các tảng đá được chất lên các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến cạnh đáy kim tự tháp. Số lượng các toán nhân công kéo một tảng đá thay đổi tùy theo trọng lượng của tảng đá. Một trong những tuyến đường vận chuyển dẫn đến kim tự tháp thuộc thời trung vương triều nằm ở Lisht đã được khai quật. Người ta phát hiện có nhiều thanh gỗ phẳng đặt trên đường lăn gỗ nằm trên lớp đất bùn cứng: một con đường như thế sẽ giảm lực ma sát đáng kể và tăng khối lượng chất hàng lên các thanh trượt.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, các kim tự tháp không phải do nô lệ, mà do lao dộng đến tuổi đi lính, tham dự. Ít nhất một số trong lực lượng lao động này thường trực, nhưng phần nhiều là lao động thời vụ: có lẽ mùa hè số nhân công tập trung đông nhát vì lũ sông Nile hàng năm cản trở việc thi công. Ngoài những người trực tiếp xây dựng kim tự tháp, còn có một hệ thống cung ứng khổng lồ khác để tiếp lương thực cho công nhân. Theo các hướng tính gần đây, kim tự tháp Khufu đã sử dụng một lực lượng 20.000-30.000 lao động, và số này làm nhà ở gần công trường.
Đường dốc và xây dựng
Một trong những khía cạnh thường gây tranh cãi trong việc xây dựng kim tự tháp là cách đưa các tảng đá lên cao trong công trình. Nhiều sơ đồ khác nhau diễn tả việc dựng, bẩy và kéo các tảng đá đã được nghiên cứu, và hiện nay hầu hết các học giả đều nhất trí rằng người ta đã sử dụng một số loại đường dốc, sau khi kim tự tháp hoàn tất, số đường dốc này được tháo dỡ. Ở Giza, mặc dù không có chứng cứ nào rõ rệt cho thấy đường dốc được bảo quản, nhưng số đá vụn và đá nhỏ rải trên mặt đường lấp đầy các khu mỏ đá ở Khufu có thể xem là phần còn lại. Chứng cứ từ những địa điểm khác đưa ra giả thuyết người ta đã sử dụng nhiều loại đường dốc khác nhau. Có thể gạt bỏ một số vì lý do thực tiễn: không đủ không gian để làm một con đường dốc thẳng dẫn đến đỉnh kim tự tháp trong khi đường dốc hình xoắn ốc có lẽ sẽ che khuất các góc bên trong kim tự tháp, dẫn đến việc sai lệch trong khi thi công.
Dường như có những giải pháp khác nhau để dựng các tảng đá trên cao được áp dụng khi việc thi công đang tiến triển. Có khoảng 96% thể tích của một kim tự tháp nằm dưới 2/3 phần đáy, trong khi thi công các lớp đá phía dưới, người ta tạo ra nhiều đường dốc nhỏ để đảm bảo mang được nhiều đá lên các tầng đang thi công. Đối với phần đỉnh kim tự tháp, số lượng đá sẽ chậm hơn vì việc đưa đá lên cao càng khó hơn, và ngay tại đỉnh, phải có nhiều cải tiếng đáng kể mới dựng và định vị được các tảng đá.
các
Mỗi tảng đá được tạo hình để vừa khít các tảng bên cạnh.
Mỗi tảng đá được tạo hình khi di chuyển đến vị trí sau cùng sao cho chúng vừa khít với các tảng đá bên cạnh: các tảng đá làm vỏ bọc của kim tự tháp lớn được lắp khít khao đến mức không thể để lọt lưới dao vào khe hở. Người ta dùng chất vữa thạch cao để trám bất cứ khe hở nào và cũng sử dụng như dầu bôi trơn giúp cho việc định vị các tảng đá được thuận tiện. Dường như các tảng đá đặt ở góc đều được lắp và đẽo gọt khi bắt đầu thi công mỗi lớp đá để bảo đảm mỗi lớp đá đều gióng thẳng hàng.
Người ta đo các đường chéo góc để kiểm tra công trình có vuông góc hay không, trong khi ngắm các góc để tránh bị xoắn góc.
Bố cục bên trong kim tự tháp
Kim tự tháp của Khufu mang nét độc đáo về tính phức tạp trong việc sắp xếp bên trong. Có ba phòng trong: phòng thấp nhất được tạo thành từ lớp đá bên dưới kim tự tháp trong khi hai phòng phía trên được xây dựng bên trong kim tự tháp. Phòng của nhà vua hoàn toàn nằm thẳng hàng với đá granite đó ở Aswan, bên trong có cả quan tài đá cũng bằng cùng loại đá này. Phía trên phòng của nhà vua là năm phòng giải trí, bên trên lợp mái với các dầm granite rất to, thiết kế để làm chệch trọng lượng của kim tự tháp ra khỏi trần nhà của phòng chôn cất, trong Hành lang lớn dẫn đến Phòng của nhà vua, đầu cuối cùng được đỡ bằng rầm chìa. Những thân cột hẹp khoảng 20 cm (8 inch) vuông dẫn từ hai phòng phía trên và sắp thẳng hàng dưới về chòm sao Orion, và các ngôi sao ở đường chân trời, giúp cho “linh hồn của nhà vua băng hà đi đến các vì sao này. Giới kiến trúc sư cũng nghĩ ra khung lưới sắt công phu và cơ chế nút chặn để bịt kín các hành lang vào, nhưng sau này các tên trộm đã đào đường hầm quanh hệ thống.
Các phòng bên trong kim tự tháp Khafre và Menkaure nằm phía dưới mặt đất, được đào từ lớp đá nền. Kim tự tháp Khafre chỉ có hai phòng đơn giản với trần nhà đóng kín, trong khi kim tự tháp Menkaure có một dãy các phòng và lối đi tuy nhỏ nhưng phức tạp hơn, một trong số này có trang trí.
Hoàn tất kim tự tháp
Trong khi các cạnh của những tảng đá bao được đẽo gọt tạo hình khi lắp đặt, thì mặt ngoài của tảng đá vẫn chưa trau chuốt cho đến khi hoàn tất kim tự tháp: đá dư bảo vệ lớp bọc trong khi thi công các tầng phía trên. Công việc trau chuốt sau cùng diễn ra theo trình tự từ trên đỉnh xuống. Lúc nhân công di chuyển từ các cạnh của kim tự tháp xuống, thì các đường dốc xây dựng được tháo giàn dần. Phần lớn lớp vỏ bao bằng đá granite thuộc lớp đá phía dưới kim tự tháp Menkaure không được trau chuốt trong khi thi công đều bị hủy bỏ, vẫn còn nhìn thấy nhiều phần lồi trên các tảng đá.
Ngoài đường hầm kim tự tháp Giza, phần lớn vẫn còn nguyên vẹn cho đến thời Trung cổ, lúc ấy việc khai thác đá đều theo hệ thống. Yêu cầu cần phải có đá vôi trắng mịn cho các công trình ở Cairo, người ta nhận thấy việc di chuyển các tảng đá làm lớp vỏ từ kim tự tháp còn dễ hơn việc khai thác nguyên liệu mới nhiều. May thay, một phần nhỏ các lớp đá bao trên đỉnh kim tự tháp Khafre vẫn còn, tạo ra sự thoáng hiện trêu người so với diện mạo nguyên thủy.
Việc thám hiểm và vẽ bản đồ cao nguyên Giza đã được tiến hành từ thế kỷ 17 và hiện nay vẫn đang tiếp tục. Người ta tiến hành nhiều cuộc quan sát và khai quật tỉ mỉ nhằm tìm kiếm thông tin về cách xây dựng và con người đã tham gia xây dựng các công trình phi thường này.
(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

TY BA HANH/ TRICH

SING


TY BA HANH
BACH CU DI
DICH VIET PHAN HUY VINH


千呼萬喚始出來
猶抱琵琶半遮面
轉軸撥絃三兩聲
未成曲調先有情


Thiên hô vạn hoán thủy xuất lai
Do bão tỳ bà bán già diện
Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh
Vị thành khúc điệu tiên hữu tình


 Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ,
   Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.
      Vặn đàn vài tiếng dạo qua,
Tuy chưa trọn khúc, tình đà thoảng hay.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

SOU FUJIMOTO/


Gioi thieu

Lau lam moi tro lai mot de tai kien truc, li do la hom nay ra tiem tabak co 1 tap chi o Duc viet ve Sou. Thoi thi day la co hoi tiep can voi nhung nha kien truc tre:


Sou Fujimoto

07.09.2010
Autor: Norman Kietzmann