Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Vo De

Vo de

Lau qua khong gap nguoi,
Long ta buon vang vuong..
Nho ve nhung dem truong,
Khong quen giong chat thuong
Mai nay ta gap lai,
Du con gian, co thuong?


PV
16.12.2013

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Nho cai Nick



Nho cai Nick

Hom kia con thay Nick em,
Hai hom khong thay buon sao la buon!
Nho ve cai Nick de thuong,
Dem khuya suong lanh con vuong bong hinh.

Cuoi thang 11.2013
Thu 2013

PV

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

chim en ve japan



Con chim en lai bay, mua dong lanh gia.
Troi khach san mot minh ben coc nho.
Xu Phu tang leo len nhin Phu si? ..
Tieng nhac nhon nho om nguoi con gai tre.

Tham hoi va chuc lanh ngay thu 7 den co nhan

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Linsmaier

Yeu cau cua ba Linsmaier:

1. Thu ngay 30.10.2013


CHAM DUT



1. Nhung nguyen nhan cham dut mot moi tinh online:

1. Khi doi phuong da co quan he tinh yeu moi.
2. Khi tinh yeu qua khu bi be tac.
3. Khi tuoi tac chenh lech nhau qua xa
4. Khi tu tuong va tanh tinh khong hop nhau.
5. Khi doi phuong khong chan thuc.
6. Khi doi phuong dau diem nhung thong tin co ban.
7. Khi doi phuong khong tha thiet mot cuoc gap go.
8. Khi doi phuong thuong to ve tho o voi tinh cam cua ban.

2. Lam gi, sau khi da ket thuc:

0. Quan trong nhat la huong tam den tinh yeu moi. Mot doi phuong moi.
1. Khong nen huong tam ve tinh yeu cu nua.
2. Ngung su quan tam den doi phuong
3. Khong de doi phuong tiep xuc va gay su kho chiu va nguoc lai.


TUOI GIA


Gioi thieu:

Duoc gioi thieu boi mot than huu bai nay o trang: http://bit.ly/18MtEKS
Xin gioi thieu va trich dan o day:


CƯỜI CHÚT CHƠI – Tuổi Già Nên Phiên Phiến Mọi Chuyện…


Bạn tôi, có ông tự xưng là Hai Hô. Bởi răng ông hô. Ông rất thích thú với danh xưng nầy.
Ông thường nói rằng, ngày xưa còn trẻ, hăng tiết vịt, ai nói gì, đúng hay sai, cũng tìm lời cãi lại. Bây giờ già rồi, nghe ai nói gì cũng thấy xuôi tai, đúng hết. Bởi già rồi, có nhiều kinh nghiệm, thấy được đúng-sai, có nhiều mặt khác nhau.
Bà mẹ ông đã 92 tuổi, mà thường hay nói câu: ‘Mai mốt tôi già rồi thì…’Mỗi lần nghe câu đó, ông vội cắt ngang lời mẹ,và hỏi lại:
‘Hơn chín mươi tuổi rồi mà chưa già hở mẹ? Thế thì bao nhiêu tuổi mới là già?’
Bà cụ chỉ cười, không đáp lại. Vợ ông thường nháy mắt, nhìn ông che dấu nụ cười bí mật.
Người em ông nói:-’Theo tôi thì không có ai già,và cũng chẳng có ai trẻ.
Già hay trẻ, là một khái niệm rất tương đối. Hồi tôi mười bốn, mười lăm tuổi, thấy các chị hàng xóm mười bảy hay mười tám tuổi là đã già khú đế. Già như sắp mua hòm được rồi. Thế mà khi tôi sáu mươi tuổi, tôi thấy các bà năm mươi là trẻ, và các bà bốn chục tuổi là bọn con nít. Thế thì già hay trẻ, không phải tùy theo số tuổi của họ’.
Ông Hai nói, có một lúc nào đó, con người trở nên già. Nầy nhé, mỗi khi đi ra đường, nếu chỉ thấy các bà già nhìn mình, mà các cô gái trẻ không dòm mình nữa, thì phải hiểu là mình đã già rồi.
Lại nữa, mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, tóc rụng nhiều, đừng tưởng mình trở nên thông thái, mà phải biết đó là dấu hiệu già. Nếu mình thấy mọi người dường như trẻ lại thì chính mình già đã đi, vì mình so sánh thiên hạ với cái bóng của mình trong gương soi mỗi ngày.
Ông nói, tuổi già báo hiệu khi sinh lý bắt đầu yếu. Nhịp độ ‘gần gũi’ của vợ chồng thưa dần.Và đôi khi cố gắng làm vừa lòng bà vợ theo định kỳ,mà không có hứng khởi. Những khi đó, nếu bà vợ gạt ra,không cho gần gũi, thì trong lòng lại mừng húm, vì có cái cớ để không làm tròn’bổn phận’ mà không áy náy.
Ông nói, bực nhất là những lúc mình đang hăng, đang nóng máu,sắp xáp chiến mà bà vợ cứ cằn nhằn về những chuyện không đâu, như cái hàng rào bị gió vật nghiêng, cây hoa hồng lá bị bạc mốc, con chó bị rận bọ chét. Thế là cả cái thân già nó xìu xuống như cọng bún thiu. Chẳng làm ăn chi được nữa cả. Ðành bỏ cuộc vui nửa chừng. Khi còn trẻ, vào những lúc sắp gay cấn như thế nầy thì dù cho sét nổ trên đầu,cũng không nghe, không biết.
Có người hỏi ông sao không dùng viên thuốc thần kỳ, làm cho vợ chồng vui như thuở ba mươi.
Ông nói, đừng tin mà chết sớm, đau tim mà dùng thuốc nầy thì lăn đùng ra mau lắm.
Hồi trước, ông cũng xin ông bác sĩ cho toa thuốc nầy, bác sĩ ấy không chịu. Ông cũng hơi giận, nhưng bây giờ thì cám ơn, vì biết được cái nguy hại của nó. Vui chốc lát mà bỏ mạng, lãng nhách. Theo ông thì vợ chồng già, ghiền cái hơi của nhau hơn là chuyện vật nhau lăn lộn trên giường. Chỉ cần luồn tay vào áo bà vợ già mà tìm trái mướp, cũng đủ làm cho bà ấy vui rồi.
Nói về cái tai điếc, ông bảo: -’Có một lúc nào đó, mình nghe nhạc, cứ tưởng là các anh chị ca sĩ dạo nầy không còn hát hay như ngày xưa. Không phải vậy đâu. Thời nào cũng có ca sĩ giọng hay.
Nghe không hay vì cái tai mình đã nặng, lãng. Rồi cứ tưởng nhạc dở. Ðó là dấu hiệu già. Nhất là khi nghe truyền thanh, truyền hình thì con cái, hàng xóm, cứ than phiền mở âm thanh quá lớn. Theo mình, âm thanh như vậy chỉ vừa đủ nghe, mà họ bảo oan cho mình là quá lớn’.
Ông Hai nói với một bạn già rằng, khi già, lãng tai, điếc tai cũng có cái lợi lớn. Là khi nào vợ nói lời êm ái, dịu dàng, yêu thương, thì nghe cho sướng tai. Khi nào bà trở chứng trách móc, chê bai, than vãn, nói nặng lời, thì cứ nhè-nhẹ gỡ cái máy trợ thính ra, chỉ thấy bà nhóp nhép cái miệng, trông tức cười lắm.
Không nghe, thì không bực mình, không giận hờn, mà còn cười, đôi khi nụ cười rất rạng rỡ, cười rất dễ thương nữa.
Bà vợ nói như gió vào phòng trống, thấy ông chồng không giận, mà còn cười vui, thì đành im miệng cho đỡ tốn hơi. Và đôi khi còn thương thêm, vì tưởng ông chồng khéo nhịn.
Nhưng một ông bạn khác, nói rằng, khi bà vợ trách móc và thở than thì để bà ấy nói, cho xả ra, nhẹ bớt bực tức trong lòng. Bởi vậy, mỗi khi vợ ông than vãn, trách móc thì ông mừng và lắng nghe. Nếu bà ngưng nói, thì hỏi rằng em có gì cần nói thêm, than vãn thêm không, hãy nói cho hết đi, anh nghe đây. Thế là bà dịu xuống, và bà cảm thấy hơi quê quê, nên thôi.
Ông Hai nói, khi già, mắt yếu, cầm cuốn sách lên, là móc túi tìm cái kiếng. Không có kiếng thì đành chịu thua. Khi đó, mình ít đọc sách hơn ngày xưa. Rất nhiều bạn ông than phiền rằng, dạo nầy, sách vở, báo chí họ in chữ nhỏ hơn, khó đọc. Không phải đâu. Mắt mình mờ, kém, chứ không phải chữ in nhỏ lại.
Mấy anh trẻ hỏi ông có bực vì mắt kém không, ông Hai nói rằng, việc chi mà bực? Phải mừng chứ đừng bực. Mừng và cám ơn khoa học tiến bộ, giúp cho mình còn thấy rõ hơn, nghe rõ hơn, mà nếu mình sống mấy trăm năm trước, thì đã mù loà, và điếc đặc rồi. Dù cho nghe ít, thấy không rõ hoàn toàn, nhưng có thấy, có nghe , đã là quá quý rồi. Tuổi đã cao, mà còn thấy được người thương yêu, con cháu, bạn bè. Còn xem truyền hình, phim truyện, thì đã nhận được rất nhiều ân phước của trời ban cho. Phải biết cảm nhận và cám ơn trời
Bây giờ, đi đâu xa ông cũng ngại. Ði du lịch, điều nghĩ đến trước tiên của nhiều người già như ông, không phải cảnh đẹp, điều hay, cái lạ, mà nghĩ đến cái cầu tiểu. Không biết nơi đó có hay không.
Cứ vào quán xá, hội trường, thì có thói quen, trước tiên là xem cầu tiểu nằm đâu. Quán nào mà không có cầu tiểu, thì đừng hòng có nhiều ông bà già bước vào.
Ông rất sợ mai đây xui xẻo, người ta tôn ông lên làm lãnh tụ. Vì thấy mấy ông lãnh tụ đứng đọc diễn văn, họp báo, duyệt binh, diễn hành, đứng hàng giờ, phải nín tè, khó chịu, mệt và khổ lắm. Ông cũng rất ngại ngủ nhà lạ, cứ nửa đêm, nhiều lần mò mẫm trong bóng tối dậy đi tiểu. Xối nước ào ào làm người khác mất ngủ. Chưa kể lạ nhà, đêm tối, lạc đường mở lầm cửa phòng vợ, con người ta, thì cũng bẽ bàng.
Một lần, bà vợ đè đầu ông xuống mà nhuộm tóc cho ông. Mấy hôm sau, lên xe công cộng, ngồi vào ghế dành cho người cao niên. Ông thấy có một’lão trượng’ đứng nhìn ông chằm chằm, như ngầm hỏi, sao không nhường ghế ngồi cho người già cả. Ông đoán chắc, chín mươi phần là ‘lão trượng’ kia còn nhỏ tuổi hơn ông. Ông cứ ngồi lì, làm lơ. Nhưng khi thấy hành khách chung quanh nhìn, như thúc dục, như nhắn nhủ bằng ánh mắt khó chịu, thì ông nhột quá, đứng dậy nhường ghế cho lão trượng kia.
Ông nghĩ, không lẽ phải thét lên là tôi còn già hơn lão, và không lẽ phải móc căn cước ra mà chứng minh? Thôi thì đứng dậy, cho bớt nhột và ngượng ngùng. Rồi tự an ủi rằng, đứng cũng là một cách tập thể dục tốt.
Khi có ai hỏi tuổi, ông Hai Hô cũng tự cộng thêm gần chục năm. Thế là thiên hạ rối rít khen trẻ, xít xoa hỏi làm sao mà giữ được trẻ trung như thế.
Ông cười, nói đùa rằng, cứ theo đúng lời dạy vàng ngọc của người xưa để lại, là ‘đêm bảy, ngày ba’ cho khí huyết lưu thông, điều hoà, thì cơ thể trẻ trung mãi. Ông nói rằng, nếu có khai trụt đi năm ba tuổi, cũng chẳng có lợi ích gì, vì mình đâu có toan tính chinh phục, tán tỉnh ai. Khai trụt tuổi, đôi khi người ta còn chê, là trông già trước tuổi.
Lại nữa, phong tục của mình là kính trọng người lớn tuổi. Nhưng các bà, các cô thì khi nào cũng dấu tuổi, cứ 18 tuổi thì khai là 16, khi 20 khai là 18, và lúc 23 khai là 20. Cứ khai trụt vài ba tuổi, và cảm thấy sướng khi được người khác tin. Khi phải đoán tuổi, ông thường rộng rãi hạ xuống cho các bà, các cô từ năm đến bảy tuổi, để họ sướng, mà ông không mất chi cả, cũng là làm một điều thiện nho nhỏ trong ngày, làm cho người khác vui, yêu đời hơn.
Dạo sau nầy, khi ông ăn uống, thường thức ăn bị đổ vung vãi. Nhiều lần ông tự bảo là cẩn thận. Nhưng hình như cái tay nó không hoàn toàn theo mệnh lệnh của cái đầu nữa.
Ðưa cơm vào miệng không gọn gàng, cứ rớt ra vài chút. Ðôi khi tay run mà ông không biết. Ông cho đó là dấu hiệu của tuổi già.
Nhiều lần bà vợ ông nhăn nhó, la nạt vì làm đổ thức ăn. Một lần ông nhớ lại câu chuyện đứa bé đẽo cái chén gỗ, cha mẹ hỏi đẽo làm gì, nó nói là để sau nầy cho cha mẹ ăn, như cha mẹ đã cho ông nội ăn chén gỗ.
Ông nhỏ nhẹ nói với vợ rằng, nhờ bà đẽo cho ông một cái chén gỗ, rồi mỗi bữa dọn cho ông ăn sau viả hè, bên thềm. Nghe thế, bàvợ nhìn ông một lúc lâu, rồi rưng rưng nước mắt. Từ đó, bà hết cằn nhằn khi ông làm đổ thức ăn.
Ông hay quên, đôi khi đi xuống nhà kho mà ngẩn ngơ không biết định xuống để làm gì. Quên trước, quên sau. Một bạn già của ông nói, nếu ‘cái đó’ mà ông trời không bắt dính chặt vào người thì có khối ông già để quên trên xe buýt, trên tàu điện, ngoài công viên; và khi cần đi tiểu thì chạy quanh, quýnh lên mà tìm không ra.
Còn triệu chứng khác nữa, là làm biếng tắm, đôi khi hai ba ngày ông chưa tắm. Cứ nghĩ là có làm chi dơ đâu mà phải tắm. Nhưng rồi nhận ra thì tuổi gìa sợ lạnh, nhạy cảm với cái lạnh, nên ngại tắm.Vì thế có nhiều cụ già có mùi, họ đâu biết. Ông phải rán tập thói quen, nóng lạnh chi cũng ráng tắm mỗi ngày một lần, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.
Bà mẹ ông 92 tuổi, đi ăn tiệm, cắn càng cua-rang-muối nghe rau ráu. Thực khách trong tiệm tròn mắt ra mà nhìn. Còn ông thì ngay cả bánh mì mềm của Mỹ cũng không dám cắn, dùng tay xé nhỏ ra rồi bỏ vào miệng.
Bà mẹ ông ăn uống không kiêng cữ chi cả. Thịt heo quay, vịt quay, cá chiên, gà chiên, bún bò giò heo, phở, nước béo, các thứ độc địa đều ăn tuốt. Thế mà bà không cao mỡ, không cao máu, dù thân thể tròn quay. Cái đó cũng nhờ trời cho. Nhiều bác sĩ cũng khuyên bà, cứ ăn uống thả dàn, cho sướng cái miệng, đừng kiêng cữ làm chi nữa khi ở cái tuổi nầy.
Nhiều ông bạn ông kiêng khem kỹ lắm, kiêng đủ thứ. Họ xem ba thứ sau đây ngang hàng với thuốc độc: Ngọt, mặn và béo.
Họ ăn lạt, không dám ăn đường, ăn béo. Thấy đồ chiên, là họ đã tái mặt. Họ ăn mãi quen miệng, và thấy các thứ thức ăn không mùi, không vị kia cũng ngon. Bởi khi đói thì cơm thiu, cơm cháy cũng thành ngon.
Có kẻ bảo, uổng quá, phí thức ngon của trời cho. Nhưng những người kiêng cữ nầy nói rằng, không tội chi đem chất độc vào người, rồi bệnh hoạn, hối không kịp.
Một ông bạn cho biết rằng, theo nghiên cứu của đại học Rockefeller thì có ba điều kiện để cho người già khỏe mạnh và ít bệnh là:
1) ăn bằng một nửa của bữa ăn bây giờ, 2) thể dục thường xuyên, và 3) làm tình đều đều.
Ông không tin và cho rằng, cái đó chỉ đúng cho người Mỹ mà thôi. Mỗi bữa, họ ăn miếng thịt to bằng bàn tay, một bữa ăn của họ mình có thể ăn ba bốn ngày mà chưa hết.
Nếu mình chỉ ăn bằng một nửa của bây giờ thì sẽ suy dinh dưỡng, sớm đau ốm mà chết.
Còn chuyện thể dục thường xuyên thì đúng trăm phần trăm.
Phần làm tình đều đều, có lẽ không ai chắc, vấn đề là còn làm được hay không, mà còn đòi đều đều.
Mình cứ ăn bình thường, đừng ăn quá no, cũng đừng ăn đói. Cứ theo cái đạo trung dung của người xưa đã bày ra từ mấy trăm năm nay.
Rượu chè, nếu uống được thì uống vừa vừa, cũng tốt cho sức khoẻ. Ðừng say sưa là được. Lâu lâu cũng ráng vui vợ, vui chồng cho khỏi lạt lẽo.
Ông Hai đã chữa bệnh biếng ăn cho nhiều bạn bè rất công hiệu. Ðó là đừng ăn vặt, và chờ cho khi thật đói mới ăn, chưa đói rã thì chưa ăn. Như vậy thì ăn gì cũng thấy ngon.
Ông có quan niệm phóng khoáng hơn về sự sống và cái chết. Ông cho rằng, chết là một tiến trình của đời sống, hợp với luật thiên nhiên của tạo hóa.
Sợ chết là vô lý. Không ai tránh khỏi cái chết, không sớm thì muộn. Ai cũng sẽ chết cả. Ngay cả Phật, Chúa, thần thánh cũng phải chết, huống chi mình là người trần mắt thịt. Chúa Giê-Su chết lúc mới 33 tuổi. Phật cũng chết, thọ không bằng các ông, các bà cụ bây giờ.
Cứ thử nghĩ, nếu già mà không chết thì bây giờ trên thế giới có đến hơn chín mươi phần trăm cụ già, cụ nào cũng mấy trăm tuổi, mấy ngàn tuổi, ho hen, run rẩy, chậm chạp. Lấy ai làm lao động mà nuôi các cụ?
Nhân loại sẽ đói cho vêu mỏ ra. Già thì phải chết để cho thế giới dược trẻ trung hoá. Khi nào anh chị nghe tin một người già chết mà lòng không buồn, không thương tiếc, thì anh chị được giác ngộ rồi đó.
Có chi mà buồn? Nếu người chết không để lại một gánh nặng gia đình, một đàn con dại cần nuôi dưỡng, dạy dỗ, một bà vợ chân yếu tay mềm, thì mừng cho người ta thoát được cái hệ lụy của trần gian. Khỏi lo công ăn việc làm, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo thương ghét, ghen tuông, giận hờn, khỏi lo khai thuế cho đúng hạn kỳ. Khoẻ ru.
Nếu người chết đã cao tuổi, trong nhiều năm nằm một chỗ, không nói năng, bại liệt, ăn bằng cách bơm qua ống nối với bao tử, nghe họ chết mà mình khóc lóc, tiếc thương, bi ai, thì hoá ra là không biết điều. Muốn người ta bị kéo dài thêm cái cực hình đó lâu hơn nữa, rồi mới được chết sao?. Nhiều khi, con cháu mừng cho thân nhân họ được chết, mà mình thì sụt sùi thương tiếc.
Ông thường nói, trong tuổi già, sức khoẻ là quý nhất. Nhưng nếu ai đó có sức khoẻ tốt, không hề đau ốm, thì cũng là một sự nhàm chán.
Họ đâu biết họ đang có cái quý báu nhất trong đời. Lâu lâu phải đau vài trận để nhắc nhở, và nhớ rằng, không ốm đau là sung sướng, là hạnh phúc lắm lắm.Làm sao bọn trẻ, và những người khoẻ mạnh biết được cái hạnh phúc, cái sung sướng của người già, khi buổi sáng ngủ dậy, mà thân thể không đau rêm, nhức nhối?
Cũng như nếu người ta chưa sống dưới chế độ kềm kẹp, hà khắc thì làm sao biết được nỗi sung sướng khi được đặt chân lên miền đất tự do?
Nên quan niệm rằng, với sức khoẻ nào cũng tốt cả, đừng so sánh với trường hợp tốt hơn.
Cứ vui với cái sức khỏe mà mình đang có. Ðược khoẻ nhiều thì sướng nhiều, khoẻ ít cũng sướng hơn, vì chưa đến nỗi tệ hại lắm.
Nhớ đi khám bác sĩ đều đều, để khám phá ra bệnh, kịp thời chạy chữa. Một người bạn ông cho biết, không dám đi khám bệnh thường niên, vì sợ ‘bói ra ma, quét nhà ra rác’. Thế nào bác sĩ cũng tìm ra bệnh nầy, bệnh nọ trong cơ thể và thêm lo.
Cứ để thế, rồi khi bệnh nặng thì chết. Bà vợ ông nầy khổ sở lắm, nhưng không thuyết phục ông được. Ông còn nói, bác sĩ thường cho uống thuốc chữa bệnh nầy, thì sinh ra thêm bệnh khác nữa. Hoặc bác sĩ chẩn đoán sai bệnh là thường. Có người đọc báo cáo y khoa, cho biết trên nước Mỹ, mỗi năm có đến hai trăm ngàn người chết, hoặc thương tật vì bác sĩ kém hiểu biết, hoặc sơ suất gây ra.
*
Theo ông Hai Hô thì đừng sợ. Vì bác sĩ giỏi nhiều hơn bác sĩ dở, và bác sĩ có lương tâm nhiều hơn bác sĩ thiếu lương tâm. Ðừng vì một số trường hợp xấu mà sợ đi khám bệnh. Khám bệnh để biết trước mà đề phòng, để chữa trị khi bệnh mới chớm, còn kịp, chữa trị dễ dàng hơn.
Ðể ung thư ăn tràn lan ra rồi thì chỉ có phép lạ mới cứu được. Người ta, có thể mạnh khỏe cho đến khi chết. Ðó là trường hợp hiếm hoi. Nhưng đau yếu trong tuổi già là thường, không đau yếu là bất thường. Có một người than rằng, cứ đi vào, đi ra trong nhà hoài, chán quá.
Ông Hai bảo rằng, được đi vào đi ra như thế là sướng lắm rồi, sao mà chán, vì có nhiều người khác mong được đứng dậy đi vài bước, mà không làm được, vì bệnh. Nhưng theo ông, thì cái người nằm liệt trên giường, cũng tìm được cái thú vui riêng, khi nghe nhạc, nằm mơ mộng, nghĩ đến các kỷ niệm thời còn vàng son, nhớ đến những tội lỗi nho nhỏ mà họ đã phạm một cách cố ý và thích thú.
Ông Hai Hô tập thể dục đều đặn. Ông nói không ai chối bỏ được ích lợi của thể dục, dù già dù trẻ. Không bao giờ trễ để bắt đầu tập thể dục. Không thể dục thì tấm thân nhão nhẹt ra, rất dễ làm mồi cho bệnh hoạn.
Ði bộ trong tuổi già là tốt nhất. Còn khoẻ thì đi nhanh,yếu thì đi chậm hơn, yếu hơn nữa thì chống gậy mà đi.
Có vận động là tốt. Ði bộ, xương đỡ rỗng, đỡ gãy tay chân khi vấpté. Ði bộ cũng làm cho mặt mày trẻ ra, lưng đỡ còng, thân thể đỡ đau đớn, mệt mỏi. Ði bộ cũng vui, nhất là đi với vợ, với chồng, nói đủ thứ chuyện vui buồn.
Nhưng khi bà vợ bắt đầu cằn nhằn vì những chuyện không đâu, thì phải giả vờ chạy, để bà lại phiá sau, cho bà nói với cột đèn,cằn nhằn với cây cỏ.
Không có vợ đi cùng thì đi với bà cụ hàngxóm cũng vui. Bà sẽ không baogiờ dám cằn nhằn ông vì những chuyện không đâu. Bà sẽ lịch sự hơn.
Ði với bà hàng xóm, ông bảo, đừng sợ thiên hạhiểu lầm, cũng đừng sợ chính bà ấy hiểu lầm. Không hiểu lầm thì tốt. Hiểu lầmthì càng tốt hơn, vì làm cho bà ấy vui, làm bà nghĩ là còn sáng giá, còn cóngười ngưỡng mộ đến cái nhan sắc mùa thu của bà. Bà sẽ yêu đời hơn, sẽ ăn ngon, ngủ được, thế thì ông cũng đã làm được một điều thiện nho nhỏ.
Ông nói, ông được nghe chuyện một bà cụ 88 tuổi, bà nói rằng, phải đi bộ, phải tập thể dục để chống lại bệnh hoạn. Mỗi ngày bà đi bộ hơn một giờ.
Bà nói rằng:’Mình phải biết tự thương mình. Con cái có thương mình, chúng có thể cho tiền bạc, quà cáp, chứ không cho mình sức khỏe được. Mình phải tự lo lấyđể mà sống cho vui, sống cho có..chất lượng.’
Ông nói rằng, thể dục làm tăng tuổi thọ, chứ không làm giảm. Ngoại trừ ham tập, tập quá sức thì lăn kềnh ra mà chết, mau lắm. Bơi lội là tốt nhất, vận động đủ các thứ bắp thịt. Nhưng tuổi già, thường sợ nước, sợ lạnh. Cái gì sợ thì không nên làm, hại cho sức khoẻ, hại thần kinh.
Mỗi lần nghe có người than là mất ngủ, ông thường nói say sưa về bệnh nầy. Theo ông thì những người nầy, đã ngủ đủ, ngủ thừa, nên không ngủ thêm được, mà tưởng là mất ngủ. Vì ban ngày, họ cứ thấy mệt, mắt ríu lại, là ngủ những giấc ngắn. Nên biết, ngủ một giấc chừng 15 phút lúc ban ngày, có thể tương đương với một giấc ngủ 1 hay 2 giờ ban đêm. Mỗi đêm, người bình thường, chỉ cần ngủ ngon chừng 3 hay 4 giờ là đủ mạnh như gấu bắc cực. Nếu không ngủ ngày thì đêm về ngủ dễ lắm. Không phải tuổi già là mất ngủ, bằng chứng cho thấy chó mèo già ngủ li bì, ngủ ngày, ngủ đêm, ngủ liên miên. Người già dư thì giờ, ban ngày ngủ rồi, thì ban khó ngủ là chuyện thường.
Ông thường nói rằng, đừng sợ mất ngủ. Khi không ngủ được thì dậy đọc sách, viết thư, làm thơ, xem truyền hình, gõ máy vi tính, đọc thư bạn bè, hãy tận hưởng cái thời gian quý báu đang có.
Rồi chờ cho thật buồn ngủ, không thức nổi nữa thì vào giường nằm, sẽ ngủ được ngay, và ngủ một giấc ngon lành cho đến sáng. Ðừng ép giấc ngủ, ép giấc ngủ sẽ khó ngủ hơn. Cũng đừng uống thuốc ngủ. Ðại kỵ. Uống thuốc ngủ nhiều, làm hư hại hệ thống thần kinh. Ðừng nằm nhắm mắt mà đếm cừu, nếu phải đếm thì đếm những người tình cũ. Mau ngủ hơn. Nếu đời chỉ có một hai người tình thôi thì đừng đếm một hai, một hai, không có lợi. Hoặc nằm mà hát trong trí những bài ca du dương, đẹp, gợi nhiều kỷ niệm êm ái, thân thương.
*
Bà chị ông, cứ than phiền là mất ngủ, nhưng khi đi chơi, cứ leo lên xe thì quẹo đầu ngáy khò khò, ngủ suốt buổi, suốt ngày, ngủ mà quên xem phong cảnh.
Ngủ như thế thì no rồi, dư rồi, nên khi đến khách sạn thì làm sao mà ngủ thêm được nữa.
Bà chị nói, đi chơi xa sợ mất ngủ. Bà ấy thực sự ngủ nhiều hơn ai cả, mà bà tưởng là mất ngủ.
Một chị khác than là mất ngủ kinh niên, ghé nhà ông chơi. Ông nói là sẽ chữa bênh mất ngủ cho chị. Ông dẫn chị kia đi chơi, suốt ngày lội bộ, chị vừa đi vừa ngủ gật, ông không cho ngủ. Ông nhờ hết việc nầy qua việc nọ, không để chị có thì giờ mà ngủ gật. Ðêm không cho đi ngủ sớm. Mới mười giờ đêm, mệt quá chị năn nỉ xin đi nằm, và đánh một giấc ngon lành dài đến sáng hôm sau.
Trong mấy hôm liên tiếp đêm nào chị cũng ngủ li bì, ngủ ngon, không cần thuốc thang chi cả. Ông truyền bí quyết là không ngủ ngày, mệt mấy cũng không ngủ, ban đêm đừng đi ngủ sớm, phải chờ cho mắt ríu lại, mở không ra, mới đi ngủ, thì ngủ ngon.
Nhiều người già tự đặt cho họ một kỷ luật để sống. Theo ông thì có kỷ luật cũng tốt, mà không kỷ luật lại càng khỏe hơn. Nhiều người tính tình nghiêm khắc. Mọi sự đều phải răm rắp đúng như quy định mới chịu. Tội chi vậy, nếu không răm rắp mà không chết ai, hại ai, thì răm rắp làm chi cho khổ mình, khổ người?
Nên dễ dãi với mọi sự, dễ dãi với chính bản thân mình, kẻo tội nghiệp nó. Khắc kỷ cũng là điều hay. Nhưng tội gì mà tự khắt khe với chính mình, người khác không khắt khe thì thôi. Nên cứ xem mọi sự như trò chơi. Chơi vui nhiều thì tốt, vui ít cũng tốt luôn. Ông không mong cái tuyệt đối, hoàn hảo.
Trong một cuộc chơi, ông không hy vọng được tất cả mọi người tham gia, có ít vui ít, có nhiều vui nhiều.
Hai ba chục người cũng vui, mà năm bảy bạn bè cũng vui luôn. Nếu hụt một cuộc chơi, một cuộc gặp gỡ, ông cũng không tiếc, chẳng sao cả, ông về nhà mở nhạc, mở TV ra mà thưởng thức. Ông nghĩ, được thêm một dịp nghỉ ngơi, yên tĩnh.
Có lần đi trễ máy bay. Ông bình tĩnh xin đi chuyến sau mà không được. Ông cũng cười, không bực mình,quay về nhà, pha một bình trà,đem một tập thơ ra mà ngâm vịnh, nằm ngửa mà thưởng thức cuộc tranh tài thể thao. Ông nói, đôi khi nhờ trễ một chuyến may bay mà sống sót, nếu máy bay rớt. Chiều ra ngoài quán uống cá phê xem sinh hoạt phố phường. Nói chuyện tào lao với chủ quán.
Ông không bao giờ tranh luận gay gắt với ai. Ông nói, tranh luận làm chi cho mệt,rồi giận nhau?
Trong tuổi già,khi có cuộc tranh luận thì tránh là tốt nhất. Nếu không tránh được thì chịu thua đi, thắng làm chi, để cho đời ngắn lại?
Thắng tranhluận,làm thiên hạ ghét, làm mất lòng bạn, làm người bị thua tức giận, và nóng mặt, không ưa mình. Không ai ghét người thua trong cuộc tranhluận.
Người thắng cuộc, dễ bị ghét hơn. Thử đánh một ván cờ xem, nhường cho đối phương thắng, làm họ vui hơn, không chừng mình đưọc đãi đằng hậu hỉ hơn.
Ðến nhà người ta, mà cãi nhau, tranh thắng, làm họ mất mặt với vợ con, với bạn bè, thì đừng mong chi được tiếp đãi thắm thiết.
Khi thua, mình không thiệt thòi, mất mát chi cả, mà lại được thương, tại sao không chọn tình thương, mà chọn cái bị ghét.
Thắng tranh luận, cũng chưa chắc mình đã giỏi hơn người, mà giỏi hơn để làm chi? Và cũng chưa chắc ngưòi ta đã chịu cái lý của mình là đúng.
Trong tình vợ chồng cũng vậy, nhiều ông nhiều bà tranh hơn thua từng ly, từng tí, cãi vả nhau tưng bừng về những điều không ích lợi chi cho ai cả. Rồi giận nhau,nói nặng nhau, làm nhau đauđớn vì lời nói thiếu tử tế,thiếu lịch sự. Có ích lợi gì đâu.
Tranh nhau thắng thua, làm sứt mẻ hạnh phúc gia đình, làm mất đi thì giờ quý báu bên nhau, làm không khí gia đình nặng nề. Ðừng bao giờ nói là phải làm cho ra lẽ, không thì hoá ‘lừng’. Hãy cứ để cho chồng mình, vợ mình ‘lừng’ đi, cho họ sướng. Tại sao đi ra ngoài, không dám ‘lừng’ với thiên hạ, mà về nhà lại ‘lừng’ nhau làm chi cho mất vui.
Ông thường nói, cứ chịu thua đi là khoẻ nhất. Ông đã thua thì không việc chi mà ai đó gây hấn thêm.
Ðúng hay sai, ông tự biết. Không cần tranh luận nhiều.Có tranh luận thì cũng chưa chắc đã thuyết phục được đối phương mà không gây mất mát. Mỗi lần phải tranh luận với ai thì ông nhớ lại chuyện ông Pol Pot. Ông nầy đã giết chết hơn hai triệu dân vô tội, tức khoảng một phần ba dân số Kampuchia của ông thời đó.
Thế mà cuối đời, khi sắp chết, ông Pol Pot nói với một phóng viên Tây phương rằng, những điều ông đã làm là lợi ích cho dân tộc của ông. Nhớ chuyện đó, làm ông đỡ ngứa miệng xen vào những cuộc tranh luận.
Khi có ai chê bai ông, ông chẳng bực mình, không giận hờn mà cứ cười, và xem như không. Ông tự nhủ, biết đâu ông cũng đáng chê, đáng trách.
Nghe thiên hạ chê, để mà sửa mình, biết mình còn cái chưa hay, sai sót. Không phải ông là kẻ mặt dày không biết xấu hổ, nhưng thiên hạ chê mà không phản ứng, thì như gió qua truông. Có một ông khác, bị vợ chê bai hoài, chê đủ thứ. Ông nầy chỉ cười mà nói với bà vợ rằng, ông không ngờ bà xui xẻo đến thế, lấy phải một thằng chồng tệ hại như vậy, tội nghiệp cho bà quá. Bà vợ nghe mà chột dạ, và biết đã ăn nói quá trớn.
Khi nghe ai khoe khoang, ông cũng không bắt bẻ, không lật mặt thật của họ ra, sợ làm cho họ xấu hổ, bẽ bàng. Ông cứ giả vờ tin, để mà đãi họ vài phút vui sướng, cũng là làm được một việc thiện nho nhỏ. Ông không mất gì, và chẳng thiệt hại cho ai mà cuộc đời nầy thêm vui, thêm tử tế. Bởi nghĩ thế mà ông làm.
Ông Hai Hô quan niệm rằng, trong tuổi già, có hoài bảo thì cũng tốt, mà không có hoài bảo chi cả, thì tốt hơn, và khôn ngoan hơn.
Khi trẻ, nhiều thì giờ, nhiều năng lực mà chưa có hoài bão nào làm xong thì khi già rồi, mong chi đạt được. Tội chi đeo vào thân cái hoài bão cho khổ. Già rồi, đừng xem cái gì là quan trọng cả.
Từ danh vọng, tiền tài, tình yêu. Ngay cả cái mạng sống của mình, cũng đừng xem là quá trọng. Có lần, ông đến thăm một nhà văn đang nằm thoi thóp, miệng ngậm một cái que gỗ có thấm nước cho đỡ khát, sắp chết vì ung thư. Ông nhà văn còn thao thức vì một tác phẩm để đời chưa khởi đầu được. Chết chưa an lòng. Ông nói: ‘Thôi bác ơi, chuyện gì mình chưa làm được, thì thế nào con cháu mình sau nầy cũng làm. Yên tâm mà dưỡng bệnh đi’.
Ông Hai Hô cho rằng, cứ năm ba ông bà bạn già gặp nhau, uống vài ly trà, cà phê mà nói chuyện nhảm cũng là một thứ hạnh phúc trong đời.
Ông nói, dù đến để nghe thằng bạn già nó chửi mình,cũng cứ vui, được người ta chửi, tức còn có người để ý đến mình, còn hơn là không ai khen, ai chửi cả. Những dịp ra mắt thơ, ra mắt sách, ông thường tham gia cho cuộc họp thêm xôm tụ. Cho tác giả sướng. Ông khoái các buổi ca nhạc cây nhà lá vườn, tài tử. Nó cũng có những cái hay của nó.
Những buổi họp mặt anh em bạn cũ, ông không bao giờ bỏ qua, ông nói là không tham dự thì uổng lắm. Ông cho rằng, tuổi già mà còn gặp lại được bạn xưa, thì không còn gì quý báu hơn.
ST

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

NOI LAI TINH XUA







Về đây bên nhau, ta nối lại tình xưa
Chuyện tình mà bao năm qua,
em gói ghém thành kỷ niệm
Vai nắng con đường xưa,
những chiều hẹn cơn mưa đổ
Mưa ướt lạnh vai em,
anh thấy lòng mình xót xa

Mùa thu năm nao, anh với em gặp nhau
Tưởng rằng mình quen nhau thôi
Khi đã biết thì yêu rồi
Nuôi trái tim chờ nhau,
hứa hẹn mùa đông muôn thuở
Sương gió lạnh môi em,
anh thấy lòng mình giá băng

Nhưng không ngờ, định mệnh chia rẽ xa nhau,
cuộc đời đôi ta hai lối, em rét mướt giữa trời đơn côi
Còn anh chơi vơi , ngày tháng vơ vơ nơi miền xa vời vợi
Chuyện dĩ vãng buồn lưu luyến chưa hề nguôi
Đêm đông dài, sợ rằng nhung nhớ phôi pha
Tình vào thiên thu mãi mãi
Em sẽ khóc suốt đời anh ơi
Thì em ơi em vì nghiã tương lai ta về xây mộng lại
chuyện cũ sẽ vào dĩ vãng sẽ nhạt phai

Rồi sau cơn mưa, giông tố sẽ vượt qua
Trời đẹp và xanh bao la
Soi sáng lối đường anh về
Chim én mang mùa xuân, xóa mờ niềm đau năm cũ
Anh sẽ về bên em
Ta ấm lại tình cố nhân

Đêm đông dài, sợ rằng nhung nhớ phôi pha
Tình vào thiên thu mãi mãi
Em sẽ khóc suốt đời anh ơi
Thì em ơi em vì nghiã tương lai ta về xây mộng lại
chuyện cũ sẽ vào dĩ vãng sẽ nhạt phai

Một đêm trăng sao, tha thiết thương người xưa
Mình dệt mùa thương năm qua ân ái cũ chẳng phai nhoà
Ta nối lại tình xưa, sống trọn mùa đông muôn thuở
Chim én về xôn xao, ta thấy đời còn có nhau
Anh sẽ về bên em, ta ấm lại tình cố nhân





Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Phan Boi/ Phi Nhung





Lời bài hát: Phản Bội - Phi Nhung
Người đóng góp: Administrator

Mới hôm nào xưng anh gọi em/ cất bước lang thang/ rong chơi ngày đêm/ bất kể gian nan/ những lúc cơ hàn/ vẫn luôn kề vai không đổi 

Đến khi tôi với em gặp nhau /dối trá em trao /khiến tôi khổ đau/ lúc đó bên tôi chỉ có anh em/ là người sớt chia buồn vui 

Ai nào hay bao trò chơi của thế gian kia cuồng quay/ cuộc đời không như mơ ước/ chua xót nhận ra tôi chẳng hơn một gã khờ/ khi em say đắm cùng ai kia/ như bạn thân tôi 

Đã từng gánh chung sóng gió không một lời oán than, /cho dù sướng vui khốn khó không phân biệt hèn sang /Nhưng nào ngờ hôm nay chịu ngàn nỗi đắng cay/ Thằng bạn thân khi xưa ôi còn đâu nữa 

Danh lợi lóa lên trước mắt đã làm người đổi thay/ hay là chính cô gái ấy đã làm người mê say/ Nay bạn bè quay lưng /người yêu xưa dửng dưng vì quá tin người nên trắng tay.







Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

114. Tại sao chư Tăng không được cúng dường nhục thân Như Lai?/ milinda van dao

114. Tại sao chư Tăng không được cúng dường nhục thân Như Lai?

Mil. 4.3.6. Reliquienverehrung - 4.3.7. Buddhapūjanapañho


MILINDA VAN DAO


6. CÂU HỎI VỀ QUẢ BÁU LỚN CỦA MÓN THÍ THỰC


00. TU VUNG:




I SU* INDACANDA DICH:


MEṆḌAKAPAÑHĀ - CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI

III. PAṆĀMITAVAGGO - PHẨM ĐÃ BỊ ĐUỔI ĐI:

7. CÂU HỎI VỀ SỰ CÚNG DƯỜNG ĐỨC PHẬT

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai.
Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:
Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời.
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời’ là sai trái. Nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời.’ Tuy nhiên, điều đã được nói ấy: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai’ không dành cho tất cả, mà chỉ liên quan đến các người con trai của đấng Chiến Thắng.
Tâu đại vương, điều này, tức là việc cúng dường, không phải là việc làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Việc quán sát về các hành, tác ý đúng đường lối, quan sát về bốn sự thiết lập niệm, nắm lấy điều tinh túy của đề mục, sự chiến đấu với các phiền não, sự bám theo mục đích của mình, điều này là việc cần phải làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Cúng dường là việc nên làm đối với các thành phần còn lại là chư Thiên và nhân loại.
Tâu đại vương, giống như đối với các vị hoàng tử ở trên quả đất thì có các môn học về voi, ngựa, xe, cung, gươm, viết chữ, quản lý, binh thư, lắng nghe, khéo tiếp nhận, chiến đấu, động viên là công việc cần phải làm; còn đối với các thành phần còn lại như các thương buôn và nô lệ phàm phu thì việc trồng trọt, buôn bán, chăn giữ trâu bò là việc cần phải làm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc này, tức là việc cúng dường, không phải là việc làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Việc quán sát về các hành, tác ý đúng đường lối, quan sát về bốn sự thiết lập niệm, nắm lấy điều tinh túy của đề mục, sự chiến đấu với các phiền não, sự bám theo mục đích của mình, điều này là việc cần phải làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Cúng dường là việc nên làm đối với các thành phần còn lại là chư Thiên và nhân loại.
3. Tâu đại vương, hoặc là giống như đối với các thanh niên Bà-la-môn thì các môn học như (bốn bộ Vệ Đà) Rig-Veda, Yajur-Veda, Sāma-Veda, Atharva-Veda, tướng số, truyền thống, truyền thuyết, từ vựng, nghi thức, sự phân tích âm từ, cú pháp, văn phạm, cấu trúc ngôn ngữ, hiện tượng, giấc mơ, điềm báo hiệu, sáu chi phần (của kinh Vệ Đà), nguyệt thực, nhật thực, sự di chuyển che khuất của các thiên thể, sự tranh giành ảnh hưởng của các vì sao, sự xuất hiện, sự rơi của thiên thể, sự động đất, sự bừng sáng ở các phương, bầu khí quyển, thiên văn học, tương lai của thế gian, điềm báo từ loài chó, điềm báo từ loài thú, điểm báo từ vị trí của các vì sao, hiện tượng bị xáo trộn, tiếng kêu của các loài chim là việc cần phải làm; còn đối với các thành phần còn lại như các thương buôn và nô lệ phàm phu thì việc trồng trọt, buôn bán, chăn giữ trâu bò là việc cần phải làm.  
Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc này, tức là việc cúng dường, không phải là việc làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Việc quán sát về các hành, tác ý đúng đường lối, quan sát về bốn sự thiết lập niệm, nắm lấy điều tinh túy của đề mục, sự chiến đấu với các phiền não, sự bám theo mục đích của mình, điều này là việc cần phải làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Cúng dường là việc nên làm đối với các thành phần còn lại là chư Thiên và nhân loại. Tâu đại vương, do đó đức Như Lai (nghĩ rằng): ‘Chớ để những người này vướng bận về những việc không phải là phận sự. Hãy để những người này gắn bó với những công việc của chính mình’ nên đã nói rằng: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai.’ Tâu đại vương, nếu đức Như Lai không nói điều này, thì các vị tỳ khưu sau khi nhận lấy y và bình bát của mình rồi làm chỉ mỗi việc cúng dường đức Phật.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.3.6. Reliquienverehrung - 4.3.7. Buddhapūjanapañho


«Der Vollendete, o Herr, hat einst gesagt <Kümmert euch nicht, Ananda, um Verehrung der Körperreste des Vollendeten.> Andererseits jedoch hat er wieder den Ausspruch getan:

    Verehrt die Körperreste dessen,
    Dem ihr Verehrung schuldet,
    Denn solche Tat führt euch
    Von hier hinauf zur Himmelswelt.

Wenn also die erste Behauptung richtig ist, dann muß die zweite falsch sein. Ist aber die zweite Behauptung richtig, so ist eben die erste falsch. Dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle und das du nun zu lösen hast.»
«Beide Aussprüche, o König, hat wohl der Erhabene getan. Doch nicht für alle, sondern nur mit Bezug auf die Jünger des Siegreichen - die Mönche - hat der Erhabene den Ausspruch getan: <Kümmert euch nicht, Ananda, um Verehrung der Körperreste des Vollendeten.> Denn das Darbringen von (kultischer) Verehrung ist keine Beschäftigung für die Jünger des Siegreichen. Das Erfassen der Daseinsgebilde, weise Erwägung, Betrachtung der <Grundlagen der Achtsamkeit>, das Aufnehmen der Essenz beim (Meditations-) Objekt, gegen die geistigen Trübungen ankämpfen und um das eigene Heil ringen: das ist die Aufgabe für Mönche. Alle übrigen, Götter wie Menschen, mögen (kultische) Verehrung darbringen.
Die königlichen Prinzen in aller Welt haben sich abzugeben mit Elefanten, Pferden, Wagen, Bogen und Schwertern, müssen das Schreiben und die Zeichensprache erlernen, sich bekannt machen mit der Staatsverwaltung, sowie den Traditionen und Konventionen der Adligen, sie haben auch zu kämpfen und Kriege zu führen; während Ackerbau, Handel und Viehzucht die Aufgabe ist für die übrige große Masse aus der Bürger- und Dienerkaste. Ebenso wenig wie dies ist (kultische) Verehrung eine Tätigkeit für Mönche.
Die Brahmanenjünglinge wiederum haben die Pflicht, sich bekannt zu machen mit dem Rigveda, Yajurveda, Sāmaveda und Atharvaveda, mit den Körpermerkmalen, den Volkssagen, den Purānas, dem Wörterverzeichnis, der Dichtkunst, Wortzergliederungslehre, Lautlehre, Grammatik, Etymologie, der Deutung von Omen, Träumen und Zeichen, mit den sechs Hilfsbüchern der Veden, der Sonnen- und Mondfinsternis, mit dem Fluge der Kometen, der Opposition von Mond und Planeten, dem Donnern der Götter, den Konjunktionen, dem Fallen von Sternschnuppen, dem Erdbeben, dem Wetterleuchten, mit irdischen und himmlischen (Vorzeichen), Astronomie, Naturphilosophie, der (astrologischen) Hund-Runde, Wild-Runde und Zwischen-Runde, (sā-cakka miga-cakka antara-cakka, der letztgenannte Begriff stammt aus der indischen Astrologie und dies dürfte daher auch für die beiden vorhergehenden zutreffen, die Wiedergabe von cakka mit «Runde» ist unsicher) mit gemischten Omen und mit dem Zwitschern und Schreien der Vögel. Die übrige große Masse aus der Bürger- und Dienerkaste aber hat sich mit Ackerbau, Handel und Viehzucht zu beschäftigen.
In derselben Weise nun aber auch, o König, ist das Darbringen von (kultischer) Verehrung keine Beschäftigung für Mönche. Das Erfassen aller Daseinsgebilde, weise Erwägung, Betrachtung der <Grundlagen der Achtsamkeit>, das Aufnehmen der Essenz beim (Meditations-) Objekt, gegen die geistigen Trübungen ankämpfen und ums eigene Heil ringen: das ist die Aufgabe für die Jünger des Siegreichen. Alle übrigen aber, Götter wie Menschen, mögen (kultische) Verehrung darbringen. Und eben damit sich seine Jünger keiner verkehrten Beschäftigung hingeben, sondern ihre Pflicht erfüllen, darum hat der Vollendete den Ausspruch getan: <Kümmert euch nicht, Ananda, um Verehrung der Körperreste des Vollendeten!> Wenn dies nämlich, o König, der Vollendete nicht gesagt hätte, so möchten die Mönche gar ihre eigene Almosenschale und ihr Gewand hergeben, um sich bloß noch mit der Verehrung des Buddha zu beschäftigen.»
«Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. So ist es, und so nehme ich es an.»


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

114. Tại sao chư Tăng không được cúng dường nhục thân Như Lai?
- Thưa đại đức! Có phải trước khi nhập diệt, ở Kusinàrà, dưới hai cây song thọ, Đức Thế Tôn có dạy ngài Ànanda rằng: "Các ngươi không nên mất công tốn sức, phí thì giờ tìm kiếm lễ vật để cúng dường nhục thân của Như Lai; cho chí xá-lợi của Như Lai sau này, các ngươi cũng không nên quan tâm quá đáng vào việc lễ bái, cúng dường..." ?
- Đúng là Đức Thế Tôn có thuyết như thế, tâu đại vương!

- Rồi sau đó, Đức Tôn Sư lại thuyết rằng: "Này Ànanda! Nếu các hàng cận sự nam nữ trong cõi người hoặc chư thiên trong các cõi trời, biết lễ bái, cúng dường nhục thân Như Lai hay xá-lợi của Như Lai thì họ sẽ có được nhiều phước báu, nhất là được thiện sanh vào các cõi trời an vui, hạnh phúc." Phải thế không, đại đức?

- Thưa vâng! Đó chính là lời Đức Tôn Sư thuyết.

- Vậy thì hai Phật ngôn ấy có gì ngược nhau không? Một bên thì ngăn không cho tìm kiếm lễ phẩm cúng dường, một đằng thì khuyến khích, sách tấn lễ bái, cúng dường? Hay Đức Đại Giác huấn thị như vậy là có lý do khác?
- Tâu đại vương! Lý do ấy rất là chính đáng, hợp với giáo pháp, hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhóm thành viên đệ tử của Đức Tôn Sư!

- Xin đại đức bi mẫn giảng cho trẫm nghe.

- Thưa vâng, điều ấy giản dị, dễ hiểu thôi! Các hàng xuất gia tu tập theo Giới, Định, và Tuệ. Tu tập theo Giới, Định, Tuệ là bổn phận, là chức năng, là nhiệm vụ của người xuất gia. Vậy thì các hàng xuất gia phải sống đời giới hạnh trang nghiêm, biết thu thúc lục căn, biết quán tưởng vật thực, biết tu Tứ niệm xứ để thấy rõ vô thường, vô ngã của pháp, phải thành tựu tuệ vô lậu để giải thoát khổ đau, phiền não. Việc làm ấy của bậc xuất gia là bổn phận thích đáng, xứng với phẩm hạnh của mình. Ngoài ra, các công việc khác dẫu là trọng đại, tôn quý... như việc cung kính, lễ bái, cúng dường nhục thân hoặc xá lợi của Đức Thế Tôn - cũng không nên làm!
Còn các hàng cư sĩ tại gia, chư thiên và nhân loại, họ tu tập theo bố thí, trì giới, tham thiền. Tu tập theo bố thí, trì giới, tham thiền là bổn phận, là chức năng, là nhiệm vụ của hàng cư sĩ tại gia! Vậy thì các hàng tại gia muốn tạo trữ phước báu, muốn tích lũy công đức, muốn hưởng quả hạnh phúc, an vui ở cõi người và trời - họ phải tu tập, bố thí, cúng dường. Việc các hàng cư sĩ tại gia lễ bái, cúng dường lễ phẩm, hương hoa đến nhục thân hoặc xá lợi của Đức Thế Tôn là bổn phận thích đáng, xứng với chức năng của họ. Ai có công việc nấy, đừng xen vào công việc của nhau - nói rõ là như thế, tâu đại vương!

- Trẫm không đồng ý với luận điểm của đại đức, mặc dầu mới nghe qua thì rất hợp lí. Nếu các bậc xuất gia mà tu tập thêm bố thí, cúng dường, không tốt hơn sao? Khi mà được phước báu hỗ trợ, có lẽ họ sẽ dễ dàng, thuận duyên hơn cho việc tu tập của mình, phải thế chăng, đại đức?

- Bần tăng cũng vậy, luận điểm của đại vương nghe rất hữu lí nhưng bần tăng vẫn thấy không thuận tai! Tại sao vậy? Ví như đại vương có một hoàng tử kế vị, muốn cho hoàng tử ấy sau này trở thành một bậc minh quân trị vì thiên hạ, oai danh bốn biển, vang lừng sử sách thì đại vương sẽ có một chương trình học tập cho hoàng tử như thế nào?
- Thưa đại đức, thì cũng như chương trình học tập của trẫm thuở nhỏ vậy thôi, nghĩa là phải trang bị cho hoàng tử những kiến thức hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Hoàng tử phải thành thục, thông thuộc binh pháp, binh thư, võ nghệ; phải biết cưỡi voi, cưỡi xe, cưỡi ngựa, biết sử dụng mọi loại binh khí để chiến đấu trên sa trường. Nói gọn, là hoàng tử phải có tài làm tướng. Ngoài ra, hoàng tử phải học cách trị thiên hạ, đòi hỏi nhiều kiến thức uyên bác; ví dụ triết học, toán học, thiên văn, địa lý, âm nhạc, y khoa, khảo cổ, lịch sửu, vật lý, văn học, thi ca v.v... Ngay cả thần chú, chiêm tinh, tử vi, bói toán; một vị hoàng tử cũng phải rành rẽ để sử dụng khi hữu sự, để khỏi bị các quan và dân chúng lừa bịp!...

Đại đức Na-tiên mỉm cười hỏi tiếp:

- Thế các việc như làm ruộng, làm vườn, buôn bán, nghề mộc, nuôi tằm, ươm tơ, chăn nuôi gia súc v.v..., vị hoàng tử không học sao?
- Không, hoàng tử sẽ không học, không đi sâu vào các nghề của dân chúng. Hoàng tử chỉ nghiên cứu thoáng qua cho biết vậy thôi. Bởi, ai có việc nấy, xen vào việc của nhau thì còn ra thể thống gì nữa? Hoàng tử mà đi học cày, còn nông phu thì học cách trị nước, nghe lọt tai sao được, đại đức?

- Cảm ơn đại vương đã trả lời câu hỏi của chính đại vương! Thật là còn "thể thống" gì nữa cho giáo pháp, khi mà bậc xuất gia thì đi làm cái việc của người cư sĩ, còn người cư sĩ lại đi làm cái việc của bậc xuất gia!

Đức vua Mi-lan-đà cười ha hả:

- Hay lắm! Thật chẳng có câu nói nào xác đáng hơn!

- Còn nữa, đại vương! Ví như một con trai gia chủ bà-la-môn, muốn trở thành một bà-la-môn hữu danh trong tương lai thì cần phải học những thứ gì cho thật sự thích hợp và thật sự lợi ích?
- Thưa đại đức! Họ cần học nhiều thứ lắm, những điều hữu ích và kể cả những điều dường như vô ích... Họ phải thông thuộc Tam-phệ-đà, biết phúng tụng, lễ nghi, đàn tế. Biết xem tướng, biết hướng ngồi ăn cơm và hướng đại tiểu tiện. Biết xem hướng nhà, xem hướng đất. Biết rành về các loại gỗ. Biết từ nguyên, cú pháp, văn phạm. Biết tiếng kêu của thú. Biết ngọn ngành, chi tiết của sáu nghề chính trong xã hội. Biết hướng mặt trời, mặt trăng chỗ nào là tốt xấu. Biết rõ lúc nào là nhật thực, nguyệt thực. Biết sao nào sanh ra chư thiên, sanh ra chiến tranh. Biết lúc nào sao chổi rơi. Biết tia lửa từ hư không rơi xuống rồi lại bay lên khỏi mặt đất sẽ báo điềm xấu gì. Biết xem khi nào trái đất xảy ra tai biến. Biết rõ mặt trời đỏ là hướng này hạnh phúc, hướng kia bất hạnh, tai họa. Biết rõ tất cả những bộ sách đời (thế học). Biết rõ phép bói "mitta cakkam"! Biết đoán chiêm bao, biết rõ tướng bí ẩn. Biết đoán mộng cát, hung. Biết đoán những hiện tượng tốt xấu xảy ra chung quanh. Biết xem và trị bệnh mắt. Nghe tiếng chim biết chuyện lành, dữ v.v...
Thưa đại đức! Những con trai gia chủ bà-la-môn hữu danh phải siêng năng học tập, nghiên cứu rành rẽ rất nhiều môn học, như thế mới xứng đáng ở trong tập cấp ấy.

- Vâng, còn người dân dã hạ tầng thì không thể học tập như vậy, phải không đại vương?

- Đúng thế, các tập cấp dưới chỉ thích hợp với các nghề bán buôn, làm ruộng, lập vườn, chăn nuôi trâu bò và các công nghệ khác.
- Cũng vậy, phận sự của các vị sa môn là thọ trì những điều học, phải tinh cần, chuyên tâm tu niệm, hành minh sát tuệ để giác ngộ, giải thoát. Còn phận sự của các hàng cư sĩ là lễ bái, bố thí, cúng dường... Vì lẽ ấy, Đức Thế Tôn ngăn cấm các vị xuất gia làm công việc của hàng tại gia... Các bậc xuất gia phải thực hành bổn phận mình, tức là tiến tu, chỉ tịnh, quán minh thì tốt hơn; nếu không muốn nói đấy là cách cúng dường quý báu, cao thượng hơn hết thảy: cúng dường tinh thần hay là cúng dường Pháp Bảo! Còn việc cúng dường vật chất hãy để dành cho các hàng tại gia. Có như vậy, Tăng Bảo mới duy trì Giáo Pháp lâu dài trên thế gian; và cư sĩ nam nữ lại hộ trì, hộ độ Tăng Bảo... thì đấy là lợi ích thù thắng mà Đức Tôn Sư muốn giáo giới, tâu đại vương!

- Trẫm rất hoan hỷ những lời giải đáp ấy, thưa đại đức!



V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


24. The Last Meal
“It was said by the elders who convened the First Buddhist
Council, ‘When he had eaten Cunda the smith’s food, thus
have I heard, the Buddha felt a dire sickness, a sharp pain
even unto death.’121 Yet the Blessed One also said, ‘These
two offerings of food, ânanda, are of equal merit and are
much more effective than any others: that, after which the

Tathàgata attains to supreme enlightenment; and that, after
which the Tathàgata attains to parinibbàna’.122
“If severe pains fell upon him after taking that last
meal then the latter statement must be wrong.”
“The last offering of food is of great advantage because
of the Tathàgata’s attainment of parinibbàna. It was
not because of the food that the sickness fell upon the Blessed
One but because of the extreme weakness of his body
and the proximity of his death. These two offerings of food
were of great and incomparable merit because of the attainment
of the nine successive absorptions in forward and reverse
order, which the Tathàgata gained after partaking of
that food.”
--
121. D. ii. 128.
122. D. ii. 135.


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?