Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

CON DUONG TINH YEU



Có một con đường mang tên là tình yêu
Khi tôi bước một mình đếm những nỗi cô đơn
Đếm trong từng làn gió thoảng
Đếm trong từng hạt mưa bay
đến đây từng tia nắng sớm mai
Đến khi ngàn ánh sao rơi trong bóng đêm

Có một con đường mang tên là tình yêu
Một ngày khi em đến sánh bước đi cùng tôi
Có nắng ấm giữa mùa đông
Có tiếng hát trong con tim cô đơn bấy lâu

Nào ngờ đâu duyên số em đi với tôi một đoạn thôi.
Bóng em xa khuất dần, giấu nước mắt nghe cô đơn em quay về
Và giờ đây thêm nỗi nhớ emqu ắt quay đêm đêm

Và giờ tôi không muốn đi tiếp con đường kia
Ngày em xa tôi giấc mơ kia đã tan rồi
Chỉ có thể yêu em thôi
Lòng này trao đến em rồi
Và từng đêm tôi vẫn mơ về
Ở đoạn cuối con đường có em



.
CON DUONG TINH YEU
.có một con [C]đường… mang tên là tình [Em]yêu…
…khi tôi bước một [Am]mình… đếm những nỗi cô [Em]đơn…
…đếm trong từng [F]làn gió thoảng… đếm trong từng [Em]hạt mưa bay..
…đến [Dm]đây từng tiếng nắng sớm mai … đến khi ngàn [G]ánh sao rơi trong bóng đêm…

…có một con [C]đường… mang tên là tình [Em]yêu…
…một ngày khi em [Am]đến… sánh bước đi cùng [Em]tôi…
…có nằng ấm giữa mùa [F]đông… có tiếng hát trong con [Dm]tim cô đơn bấy [G]lâu…

…nào ngờ đâu duyên [C]số… em đi với tôi một đoạn [Am]thôi…
…bóng em xa khuất [F]dần… giấu nước mắt nghe cô đơn em quay [G] về…
…và giờ đây thêm nỗi [F]nhớ em… quấn quanh đêm [G] đêm…

…và giờ tôi không [C] muốn… đi tiếp con đường [Am] kia…
…ngày em xa tôi [F] giấc mơ kia đã tan [G] rồi…

…chỉ có thể yêu [Em] em thôi… tình này trao hết em [Am] rồi…
…và từng đêm tôi vẫn [F] mơ về… ở đoạn cuối con [G] đường có [C] em

(Nguồn: guitar.vn)

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012


Englishman In New York lyrics

I don't drink coffee I take tea my dear
I like my toast done on one side
And you can hear it in my accent when I talk
I'm an Englishman in New York

tôi không uống cà phê, tôi dùng trà Bạn ơi,
Tôi thích ăn bánh mì nướng một mặt của tôi
Và bạn có thể nghe thấy giọng của tôi khi tôi nói   
tôi là một người Anh ở New York

See me walking down Fifth Avenue
A walking cane here at my side
I take it everywhere I walk
I'm an Englishman in New York

Xem tôi đi bộ xuống Fifth Avenue
Với một cây baton bên cạnh tôi
tôi mang nó ở khắp mọi nơi tôi đi bộ
tôi là một người Anh ở New York



I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York
I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York


Tôi là một người nước ngoài,
tôi là một người nước ngoài hợp pháp

là một người Anh ở New York

If, "Manners maketh man" as someone said
Then he's the hero of the day
It takes a man to suffer ignorance and smile
Be yourself no matter what they say

I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York
I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York

Modesty, propriety can lead to notoriety
You could end up as the only one
Gentleness, sobriety are rare in this society
At night a candle's brighter than the sun

Takes more than combat gear to make a man
Takes more than a license for a gun
Confront your enemies, avoid them when you can
A gentleman will walk but never run

If, "Manners maketh man" as someone said
Then he's the hero of the day
It takes a man to suffer ignorance and smile
Be yourself no matter what they say

I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York
I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York












Tôi là một người nước ngoài tôi là một người nước ngoài phạm pháp luật Tôi là một người Anh ở New York Nếu "Manners maketh người đàn ông" như ai đó nói Sau đó, anh ấy là anh hùng của ngày có một người đàn ông bị vô minh và nụ cười Hãy là chính mình không có vấn đề những gì họ nói tôi là một người nước ngoài tôi là một pháp lý người nước ngoài, tôi là một người Anh ở New York Tôi là một người nước ngoài tôi là một người nước ngoài phạm pháp luật (Từ: http://www.elyrics.net/read/s/sting-lyrics/englishman-in-new-york- lyrics.html) Tôi là một người Anh ở New York khiêm tốn, đắn có thể dẫn đến tai tiếng Bạn có thể kết thúc như là chỉ dịu dàng, điềm tĩnh hiếm hoi trong xã hội này Vào ban đêm của một ngọn nến sáng hơn mặt trời Đưa hơn bánh răng chiến đấu để làm cho một người đàn ôngMất hơn một giấy phép cho một khẩu súng Đối đầu với kẻ thù của bạn, tránh cho họ khi bạn có thể một quý ông sẽ đi nhưng không bao giờ chạy Nếu, "Cách cư xử maketh người đàn ông" như một người nào đó nói Sau đó, anh là các anh hùng của ngày Nó có một người đàn ông để chịu đựng sự thiếu hiểu biết và mỉm cười Hãy là chính mình không có vấn đề những gì họ nói tôi là một người nước ngoài tôi là một người nước ngoài phạm pháp luật là một người Anh ở New York Tôi là một người nước ngoài, tôi là một người nước ngoài phạm pháp luật là một người Anh ở New York

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

sankhāra

Tâm sinh khởi có điều kiện là tâm vô thường. Bản chất tự nhiên của mỗi Sankhārā là sanh và diệt. Nó hoại diệt, nhưng sát na kế tiếp nó lại sinh khởi; và lặp đi lặp lại như thế không biết bao nhiêu lần; đây là cách tăng trưởng của Sankhāra. Nếu chúng ta phát triển trí tuệ và bắt đầu quán sát một cách khách quan, khi đó tiến trình sankhārā tăng truởng sẽ dừng lại và tiến trình đoạn trừsankhārā sẽ sinh ra. Một sankhāra sinh khởi, nhưng hành giả giữ tâm xả ly; khi đó sankhāra mất hết năng lực và sẽ tự hoại diệt. Tuần tự, các sankhārā cũ sẽ sinh khởi và hoại diệt, tiến trình sinh diệt này đã giúp cho chúng ta giữ được tâm bình thản. Càng đoạn trừ nhiều sankhārā, chúng ta càng hạnh phúc, hạnh phúc thoát khỏi mọi khổ đau. Nếu tất cả sankhārā cũ đềđượđoạn trừ thì chúng ta thành tựu vô lượng an lạc của giải thoát viên mãn

http://www.budsas.org/uni/u-goenka-thien/goenka08.htm

Englishman In New York







Englishman In New York lyrics

I don't drink coffee I take tea my dear
I like my toast done on one side
And you can hear it in my accent when I talk
I'm an Englishman in New York

See me walking down Fifth Avenue
A walking cane here at my side
I take it everywhere I walk
I'm an Englishman in New York

I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York
I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York

If, "Manners maketh man" as someone said
Then he's the hero of the day
It takes a man to suffer ignorance and smile
Be yourself no matter what they say

I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York
I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York

Modesty, propriety can lead to notoriety
You could end up as the only one
Gentleness, sobriety are rare in this society
At night a candle's brighter than the sun

Takes more than combat gear to make a man
Takes more than a license for a gun
Confront your enemies, avoid them when you can
A gentleman will walk but never run

If, "Manners maketh man" as someone said
Then he's the hero of the day
It takes a man to suffer ignorance and smile
Be yourself no matter what they say

I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York
I'm an alien I'm a legal alien
I'm an Englishman in New York


http://www.elyrics.net/read/s/sting-lyrics/englishman-in-new-york-lyrics.html

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Để nhớ một thời ta đã yêu/





Hạnh phúc trong tầm với đã không tìm tới.
Khi vắng em trong đời.
Tìm đến chân trời mới vẫn thương một thời.
Giờ đã xa ngàn khơi.

Ngày đó ta lầm lỡ ôm ấp nhau hững hờ.
Để tiếng yêu rạn vỡ rồi thời gian xóa mờ.
Mãi vô tình đến bây giờ.
Nhận ra hai đứa không còn nhau.

Cuộc sống luôn vội vã với bao nghiệt ngã.
Xô cuốn ta miệt mài.
Một bước chân trượt ngã đã trôi thật dài.
Lạc mất nhau ngày mai.

Còn mãi khung trời đó mình gặp nhau lúc đầu.
Ngày tháng hoa mộng đó cùng niềm vui nỗi sầu.
Sẽ ghi lại biết bao điều.
Để nhớ một thời ta đã yêu.

ĐK:
Thì thôi ta đã lỡ lìa xa bến bờ.
Đời lênh đênh sóng vỗ buồn trôi lững lờ.
Cuộn mình trong nỗi nhớ cho đến bao giờ.
Mình mới quên ngày xưa.
Thì thôi ta đã hết chờ nhau sẽ về.
Mùa xuân nay đã chết vàng phai não nề.
Để lại bao hối tiêc khi khắc tên người.
Gọi mãi trong đêm buồn...

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Những nguyên tắc để xây dựng ca khúc.


Nguon:


C- Những nguyên tắc để xây dựng ca khúc. 

Quốc Toản hy vọng 3 câu trả lời và 3 lời khuyên trên đây (phần A và B) đã giúp các bạn ít nhiều trong bước đầu sáng tác. Sau đây là những điều cần thiết bạn cần biết để sáng tác một ca khúc.

1)-Cấu trúc một ca khúc:
    
Cấu trúc căn bản: Thông thường, một ca khúc được xây dựng bằng 3 đoạn, mỗi đoạn được đặt tên bằng một chữ cái là: A + B + A/. Đoạn A là đoạn đầu, B là đoạn thứ 2, và A/ là đoạn thứ 3 của nhạc phẩm. Tại sao đoạn thứ 3 không gọi làC? Thưa, vì đoạn thứ 3 thường có âm điệu giống như đoạn đầu là A, nên người ta gọi đoạn thứ 3 là A/. Đoạn thứ 2 của bài nhạc luôn luôn có âm điệu khác với đoạn đầu A, nên được gọi là B. (Sang Ngang - Đỗ Lễ, Sầu Đông - Khánh Băng). Nhưng chúng ta cũng đã được nghe nhiều nhạc phẩm nổi tiếng không viết theo cấu trúc căn bản, mà có thể là một trong những cấu trúc biến đổi, hoặc những cấu trúc khác sau đây.
    
Cấu trúc biến đổi 1: A+A' + B+B' + A/+A/'. Trong trường hợp này, câu A' có âm điệu giống như A, hoặc chỉ khác mấy nốt cuối cùng. Đoạn B và B', đoạn A/và A/' cũng vậy (Tình Khúc Tháng Sáu - Ngô Thụy Miên, Thung Lũng Hồng - Phạm Mạnh Cương).
    
Cấu trúc biến đổi 2: A+A' + B + A/ (Cô bé ngày xưa - Hoài Linh).
    
Cấu trúc biến đổi 3: A + B + A + C + A/ (Đón Xuân - Phạm Đình Chương).
    
Các cấu trúc khác: 

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy nhiều ca khúc chỉ có 2 đoạn:A + B. (Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Hồng, Xuân Ca - Phạm Duy). Có ca khúc chỉ có 2 đoạn giống nhau: A + A' (Giã Từ Đêm Mưa - Văn Phụng, Em Đẹp Như Mơ - lời Việt Xuân Hùng) Thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp một nhạc phẩm có 3 đoạn hoàn toàn không giống nhau: A + B + C. Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy một nhạc phẩm, ngoài cấu trúc căn bản, hoặc biến đổi, có thêm một đoạn (extra) ở phần cuối cùng, như là phần kết luận của bài luận văn. Gọi tên là CODA (đọc là Kô-Đa).
Lời khuyên của Quốc Toản: Các bạn không cần chú ý nhiều tới các hình thức cấu trúc của bài nhạc. Nếu có nhiều ý và từ hoặc có nhiều điểu phải nói ta sẽ làm một nhạc phẩm với nhiều đoạn. Nếu trong một nhạc phẩm, bạn chỉ muốn nói tới một vài điều, (cũng có thể bạn bị bí, bị hạn hẹp ngôn từ...) ta chọn cấu trúc đơn giản, chỉ cần một hoặc hai đoạn cũng được.

2)-Tìm âm điệu cho một ca khúc. 

Đây là phần hướng dẫn tối thiểu về nhạc lý, cần thiết để sáng tác ca khúc, nhờ đó bạn có thể tạo được một âm điệu hay cho một nhạc phẩm. Những điều Quốc Toản trình bày sau đây đã được loài người tìm ra và đã được phát triển qua cả thế kỷ rồi. Tuy nhiên, nếu sau này bạn không dùng tới, thì ít nhất bây giờ bạn cũng nên biết, vì nó có thể giúp bạn trong bước đầu sáng tác ca khúc.
a)-Âm điệu: Ta chỉ có thể đọc được lời của bài hát, chưa hát được, nếu không có âm điệu. Do đó, sau khi đã có đề tài (subject) và một vài câu cho lời nhạc (lyrics), hoặc cả bài nhạc, bạn phải nghĩ ngay tới việc tìm một âm điệu (melody) để hát những lời nhạc, đúng không? Thỉnh thoảng bạn có thể bắt gặp cả 2 lời và âm điệu trong một lúc. Tuy nhiên bạn cũng cần đọc tiếp sau đây để có thể hoàn tất được bài nhạc dễ dàng hơn.
Nguyên tắc: Nếu đề tài và lời nhạc vui tươi, bạn nên chọn âm điệu vui, tức là Âm điệu  Trưởng (melody in major mode). Nếu đề tài và lời nhạc buồn bã, bạn nên chọn âm điệu buồn, tức là Âm điệu Thứ (melody in minor mode). Muốn biết Trưởng và Thứ là gì? và Trưởng với Thứ khác nhau ra sao? mời bạn xem tiếp sau đây.

b)-Âm điệu Trưởng và Âm điệu Thứ: Âm điệu được xây dựng trên một Âm giai(scale). Âm giai Trưởng là gốc của Âm điệu Trưởng, Âm giai Thứ là gốc của Âm điệu Thứ.

c)-Âm giai: là một chuỗi âm thanh liền nhau, gồm 7 nốt chính của âm nhạc, từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thâp. Có 2 loại âm giai chính là âm giai trưởng và âm giai thứ. Khoảng cách giữa các nốt trong 2 loại âm giai khác nhau rất nhiều, sự khác nhau này tạo ra Âm giai Trưởng và Âm giai Thứ.

Lưu ý: Còn có rất nhiều loại âm giai Trưởng và âm giai Thứ của các nước khác trên thế giới, ai muốn nghiên cứu thêm, xin xem sách "Phối Hòa Âm Đối Chiếu, The Complete Scales, Modes" của Nhạc sĩ Huỳnh Nhâm. Vì khuôn khổ giới hạn của tài liệu này, chúng ta chỉ nghiên cứu Âm giai Đô Trưởng Tây phương và Âm giai La Thứ Natural, được coi như 2 âm giai đại diện cho Trưởng và Thứ.
    
Âm giai Trưởng: Đồ--Rê--Mi--Fa--Sol--La--Si--Đố. (Đồ=thấp, Đố=cao, nhưng chỉ là một nốt Đô). Nếu nhìn vào bàn phím đàn piano, ta thấy khoảng cách giữa các nốt của âm giai trưởng có khoảng cách như sau:

                    
     Đồ-2phím--2phím-Mi-1phím-Fa-2phím-Sol-2phím-La-2phím-Si-1phím-Đố.    Trong âm nhạc, từ phím đàn này tới phím đàn kế tiêp, chỉ khác nhau 1/2 cung, gọi là 1 bán cung. Nếu khoảng cách là 2 phím, tức là 2 bán cung, gọi là 1 cung.
     Do đó, ta có thể nói: Đồ lên Rê: 1 cungRê lên Mi: 1 cungMi lên Fa: 1 bán cungFa lên Sol: 1 cungSol lên La: 1 cungLa lên Si: 1 cungSi lên Đố: 1 bán cung. Như vậy khoảng cách giữa các nốt của một âm giai trưởng như sau:        1cung+1cung+1/2cung+1cung+1cung+1cung+1/2cung.
    Âm giai Thứ: Là--Si--Đô--Rê--Mi--Fa--Sol--Lá. (Là=thấp, Lá=cao, nhưng chỉ là một nốt La). Nếu nhìn vào bàn phím đàn piano, ta thấy khoảng cách giữa các nốt của âm giai thứ có khoảng cách như sau:
                   
     Là-2phím-Si-1phím-Đô-2phím--2phím-Mi-1phím-Fa-2phím-Sol-2phím-La.   
     Do đó, ta có thể nói: Là lên Si: 1cungSi lên Đô: 1bán cungĐô lên Rê: 1 cungRê Lên Mi: 1 cungMi lên Fa: 1bán cungFa lên Sol: 1 cungSi lên Đố: 1bán cung. Như vậy khoảng cách giữa các nốt của một âm giai thứ như sau:         1cung+1/2cung+1cung+1cung+1/2cung+1cung+1cung.
Lời khuyên của Quốc Toản: 

Các bạn gõ từng phím đàn piano (hoặc kb) theo thứ tự từ dưới lên hoặc ngược lại hoặc không cần thứ tự nào, nếu gõ theo Âm giai Trưởng, các bạn sẽ nghe được một âm điệu vui vui, phấn khởi và trong sáng...Nếu gõ theo Âm giai Thứ, các bạn sẽ nghe được một âm điệu buồn buồn, u uẩn, ảm đạm....từ đó các bạn có thể tìm được một âm điệu rất gần với chủ để, với nội dung của ca khúc bạn đang thai nghén.

3)-Nghệ thuật soạn âm điệu cho ca khúc. 

Sau đây là một số phương cách để soạn âm điệu cho ca khúc. Những phương cách này giúp bạn có thể viết được một âm điệu dễ nghe, dễ hát và xuôi tai.... nhưng trước tiên chúng ta phải biết thế nào là các Bậc của một âm giai, vì những phương cách soạn âm điệu được dựa trên căn bản này.
     Qua các phần trên đây chúng ta đã biết một Âm giai có 7 nốt, dù là âm giai Trưởng hay Thứ. Tính từ thấp lên cao ta có 7 Bậc như sau (số La Mã):
     Âm giai Đô Trưởng:  Đồ  --  Rê  --  Mi  --  Fa  --  Sol  --  La  --  Si  --  Đố.
     Âm giai La Thứ:       Là   --  Si   --  Đô  -- Rê  --  Mi  --   Fa  -- Sol  --  Lá.
     Các Bậc tương ứng:   I         II        III      IV        V       VI       VII     VIII
     Với tất cả các âm giai khác, ngoài Đô Trưởng, như Rê Trưởng, Rê# Trưởng....và ngoài La Thứ, như Si Thứ, Đô Thứ....chúng ta cũng đặt nốt thấp nhất là Bậc I, nốt kế tiếp là Bậc II, v..v..Tới đây, chúng ta có thể nói chuyện tới một số phương cách cho việc soạn âm điệu cho khúc như sau:
Bắt Đầu và Kết Thúc Căn Bản: 

Căn bản mà nói thì đa số âm điệu bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII, và kết thúc ở Bậc I hoặc VIII. Khi kết thúc một đoạn hay một bài nhạc ở Bậc I hoặc Bậc VIII, ta tạo được một cảm giác trọn vẹn, như một dấu chấm xuống hàng hoặc một dấu chấm hết của một bài diễn văn. Nhưng đa số, không phải là tất cả, vì ta cũng thấy nhiều ca khúc không bắt đầu theo phương cách này, và thỉnh thoảng cũng có những ca khúc không kết thúc theo phương cách căn bản trên đây. Sau đây là những ví dụ:
     Bài: Bài Thơ Hoa Đào của Hoàng Nguyên bắt đầu ở Bậc I, kết thúc ở Bậc I và VIII.
     Bài: Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên bắt đầu ở Bậc VIII, kết thúc ở Bậc I.
     Bài: Chiếc Lá Cuối Cùng của Tuấn Khanh bắt đầu ở Bậc V, kết thúc ở Bậc VIII.
     Bài: Chiều Tím của Đan Thọ bắt đầu ở Bậc III, kết thúc ở Bậc I.
     Bài: Lá Thư của Đoàn Chuẩn - Từ Linh không bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII.
     Bài: Mơ Hoa của Hoàng Giác không bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII.
     Bài: Ru Đời Đi Nhé của Trịnh Công Sơn không bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII.
     Bài: Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ không kết thúc ở bậc I hoặc VIII.
Chuyển Động của Âm Điệu: 

Người ta thường đặt một nốt nhạc cho một chữ, nhưng cũng có khi 2 nốt, 3 nốt, có khi nhiều hơn cho một chữ. tùy loại nhạc cần ngân nga, uốn éo hay không. Từ nốt này (chữ) tới nốt kế tiếp, rồi nốt kế tiếp nữa, đi lên hay đi xuống....gọi là Chuyển Động của Âm Điệu. Có nhiều loại Chuyển Động khác nhau như sau:
Chuyển Động Bước Ngắn: 

là từ nốt (hoặc chữ) này tới nốt kế tiếp chỉ cách nhau 1/2 hoặc 1 cung (piano: 1 hoặc 2 phím). Thí dụ (1): (I--II--III--II--III--IV--V).

Chuyển Động Bước Dài: là từ nốt (hoặc chữ) này tới nốt kế tiếp cách nhau lớn hơn một bước ngắn. Thí dụ (2): (I--VI--II--V--III--VI--VIII).

Chuyển Động Hỗn Hợp: Chuyển Động Bước Ngắn dễ hát và dễ đàn hơn Chuyển Động Bước Dài, nhưng nếu dùng Bước Ngắn nhiều sẽ mau nhàm (gets boring fast). Do đó ta nên dùng Chuyển Động Hỗn Hợp, tức là dùng Bước Dài chen vào những Bước Ngắn, nhưng không nên lạm dụng nhiều quá. Thí dụ (3) vừa phải: (I--II--III--II--V--IV--V). Thí dụ (4) lạm dụng: (I--II--I II--V--II--IV--V).

Bước Chuẩn Bị: 

Chuyển Động Bước Dài thường khó hát hơn Chuyển Động Bước Ngắn. Do đó, người ta thường có một Bước Chuẩn Bị cho một Bước Dài. Bước Chuẩn Bị là một Bước Ngắn ngược chiều, đặt liền trước hoặc sau Bước Dài.Thí dụ (5): (I--II--III--II--V--IV--V). Đây chỉ là thí dụ 3 trên đây mà thôi. Trong thí dụ này, âm điệu chuyển động từ I lên II, lên III, xuống II để chuẩn bị nhảy lên V--IV--V). Bạn không cần phải có Bước Chuẩn Bị cho tất cả những Bước Dài, nhưng thực tế thì Bước Chuẩn Bị really làm cho những Bước Dài, nhất là những Bước Rất Dài dễ hát và nghe êm ái hơn.

Bước Dài Vừa và Bước Rất Dài: Bước Dài Vừa là những bước dài hơn bước ngắn một hoặc 2 bước mà thôi (quãng 3 và quãng 4). Thí dụ (6): (I--III), (II--IV), (V--III) v..v..Chúng ta không cần phải có Bước Chuẩn Bị cho những Bước Dài Vừa, nhưng nếu có cũng tốt lắm. Bước Rất Dài là những bước lớn hơn, dài hơn Bước Dài Vừa (quãng 5 trở lên). Thí dụ (7): (I--V), (II--VI), IV--VIII), (VI--I), (I--VIII). Chúng ta phải có Bước Chuẩn Bị cho một Bước Rất Dài, ít nhất là ở một đầu trước hoặc đầu sau.

Những Quãng Cấm Kỵ: 

Tất cả những Bước Ngắn và Bước Dài Vừa đều là những bước tốt. Những Bước Dài Vừa có thể không cần Bước Chuẩn Bị vẫn OK. Những Bước Rất Dài tuy khó hát và khó đàn, nhưng nếu biết dùng những Bước Chuẩn Bị cũng trở nên hay lắm. Nhưng trong số những Bước Rất Dài có 2 Quãng Cấm Kỵ, có thể nói là cấm dùng. Quãng cấm thứ nhất là Quãng 4 (IV--VII) và ngược lại (VII--IV), gọi là "tritone", tức là quãng 4 tăng hoặc giảm. Quãng cấm thứ nhì là quãng 7 (I--VII). Hai quãng cấm này rất khó nghe, dù có cố gắng mấy cũng khó hát êm xuôi được. Tốt nhất ta nên tránh dùng 2 quãng cấm kỵ này, ít nhất là trong bước đầu sáng tác. Sau này, khi đã có nhiều kinh nghiệm, ta cũng có thể dùng thử xem. Quãng 8 (I--VIII) là một chuyển động đặc sắc, dễ hát và dễ nghe, nhưng chắc chắn ta cũng phải có Bước Chuẩn Bị rất cẩn thận. Tất cả những quãng lớn hơn quãng 8 (I--VIII) rất khó hát và khó nghe, nên ta phải rất cẩn thận khi dùng chúng.

Bước Dài Kép: Nếu có 2 Bước Dài đi liền nhau, là ta đã làm một Bước Dài Kép. Khi đó ta phải để ý đến những lời khuyên như sau: Nếu Bước Dài Kép gồm 2 Bước Dài cùng chiều, thí dụ (I--V--VIII) ta nên có Bước Dài thấp lớn hơn Bước Dài cao, làm như vậy câu nhạc sẽ cân đối. Và ta phải có Bước Chuẩn Bị ở cả 2 đầu cho câu nhạc. Nếu Bước Dài Kép gồm 2 Bước Dài ngược chiều, thí dụ (III--I--V) ta không cần phải làm như trên đây. Tuy nhiên, dù là Bước Dài Kép nào chăng nữa, ta không nên dùng những quãng lớn hơn Quãng 5.

Lưu ý: Trên đây là những điều cần biết để soạn âm điệu cho một ca khúc. Còn một số điều nữa dành cho những bạn đã học nhạc lý và biết chơi nhạc, thí dụ: Bước Dài Kép nằm  trong "chord progressions", sau này khi có điều kiện Quốc Toản sẽ viết thêm trong tài liệu sáng tác ca khúc Trình Độ II.

4)- Những nốt nhạc quan trọng. 

Mỗi nốt nhạc trong một âm giai (đã tạo ra âm điệu của nhạc phẩm) đều có một đặc tính riêng. Nốt (I) quan trọng nhất. và nốt V cũng quan trọng gần như nốt I. Tất cả những nốt khác trong âm giai đều là yếu, không quan trọng. Bời vậy, người ta thường bắt đầu bài nhạc bằng những nốt quan trọng, rồi tiếp tục bằng những nốt khác, những nốt yếu, không quan trọng, đi lang thang...v...v... và cuối cùng người ta lại trở về nốt quan trọng nhất để kết thúc một đoạn hoặc một bài nhạc. Đó là những nốt mạnh và quan trọng tự nhiên của âm điệu, trong khi đó người ta cũng có cách để nhấn mạnh bất cứ nốt nào, nếu cần làm cho người nghe chú ý tới. Muốn nhấn mạnh một nốt, người ta thường dùng Chuyển Động Bước Ngắn đi lên tới nốt đó, có thể giữ nốt đó hơi lâu hơn những nốt kia, rồi đi xuống, hoặc ngược lại.

5)- Nhịp Điệu và những nốt nhạc. Một ca khúc, bên cạnh âm điệu là nhịp điệu. Nhịp điệu căn bản là 4/4 và 3/4. Với nhịp điệu 4/4, mỗi trường canh có 4 nhịp, người ta đếm nhịp như sau: (1-2-3-4) liên tiếp lập đi lập lại. Trong nhịp điệu 4/4, nhịp 1 quan trọng nhất, nhịp 3 quan trọng nhì, nhịp 2 và 4 không quan trọng. Với nhịp điệu 3/4, mỗi trường canh có 3 nhịp, người ta đếm nhịp như sau: (1-2-3) liên tiếp lập đi lập lại. Trong nhịp điệu 3/4, nhịp 1 quan trọng nhất, nhịp 2 và 3 không quan trọng. Thường thường ta phải có nốt cho những nhịp quan trọng, thí dụ: Trong Nhịp Điệu 3/4 ta luôn luôn thấy có nốt trên nhịp 1, và cũng thường thấu có nốt trên nhịp 3 trong nhịp điệu 4/4. Hơn nữa, người ta cũng hay đặt những nốt dài trên những nhịp quan trọng. Trong trường hợp người ta muốn có một âm điệu với nhịp chẻ (syncopation) thì khác. Một âm điệu có lai rai mấy câu ngắn với một Nhịp Điệu Chẻ cũng hay lắm. Ngày nay, nhiều người không muốn để ý đến những nguyên tắc và những lời khuyên trên đây, nhưng ít ra cũng sẽ giúp các bạn trong bước đầu sáng tác ca khúc.

6)- Lời nhạc (lyrics). Một âm điệu hay, một nhịp điệu hấp dẫn chỉ là chuyện nhỏ. Lời Nhạc mới là chuyện lớn. Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú về cả ý tưởng và ngôn từ. Quốc Toản không dám lạm bàn về ý tưởng, đề tài, nội dung, chi tiết của một nhạc phẩm, nhưng Quốc Toản có thể gửi tới các bạn một số nguyên tắc chung (rất hữu ích) khi đặt lời cho ca khúc của bạn. Tại sao phải có những nguyên tắc? Đây là những lý do:

a)- Tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt có 5 dấu được đặt trên hoặc dưới các nguyên âm trong mẫu tự, những dấu này đi với chữ nào có thể làm cho chữ đó cao lên hoặc thấp xuống, hoặc cong lên cong xuống một cách tự nhiên, lắng nghe những người Việt mình nói chuyện với nhau sẽ thấy Quốc Toản nói đúng. Do đó, nếu ta ghép chữ với nốt, hoặc nốt với chữ không khéo, người nghe có thể tưởng là người ca sĩ đã hát ngọng. Nếu nói hơi quá đáng, thì người nghe có thể tưởng ca sĩ là người Cambodia hát tiếng Việt.

 b)- Tiếng Việt có nhiều âm điệu khác nhau. Người Việt Nam nói cùng một ngôn ngữ, nhưng lại có nhiều âm điệu và phát âm khác nhau. Chúng ta cần chú ý nhiều tới âm điệu, vì âm điệu trong ngôn ngữ có ảnh hưởng rất nhiều tới âm điệu chính của nhạc phẩm. Nhưng người ta thường hát theo giọng Bắc, đúng không? Đúng! Vì ca nhạc Việt Nam đã phát xuất từ Hà Nội thời Pháp thuộc. Từ đó nhạc Việt Nam được phát triển khắp nơi, qua nhiều năm tháng, bây giờ ai cũng hát theo lối phát âm của người Hà Nội. Vì vậy, ta phải kết hợp chữ và nốt nhạc thế nào để ca sĩ có thế hát dễ dàng và tự nhiên theo tiêu chuẩn vừa nói. Nếu bạn có ý định soạn một ca khúc với một giọng hát đặc biệt của một miền nào đó, bạn phải nghiên cứu âm điệu và phát âm của miền đó thật kỹ trước khi bắt tay vào việc, nếu cần ta phải ghép 2 hay 3 nốt với nhau mới diễn tả được một chữ theo âm điệu đặc biệt đó. Sau đây là 4 nguyên tắc giúp bạn ghép lời với nốt nhạc để có thể hát được tự nhiên như người Hà Nội.

Nguyên tắc 1: Những chữ cùng dấu, thí dụ: cùng không có dấu, cùng dấu huyền, cùng dấu sắc, cùng dấu hỏi..v..v...nên đi với cùng một nốt (cùng cao độ), nếu cần phải thay đổi cao độ ta chỉ nên dùng Chuyển Động Bước Ngắn mà thôi.

Nguyên tắc 2: Những chữ có dấu sắc và có dấu ngã luôn luôn cao hơn những chữ không có dấu. Những chữ có dấu huyền và có dấu nặng luôn luôn thấp hơn những chữ không có dấu.

Nguyên tắc 3: Những chữ có dấu hỏi nên ghép với 2 nốt, nốt thứ nhất thấp hỏn nốt trước nó và nốt thứ 2 phải cao hơn nốt thứ nhất.
Nguyên tắc 4: Những chữ có dấu ngã nên ghép với 2 nốt, nốt thứ nhất bằng hoặc cao hơn nốt trước nó và nốt thứ 2 phải cao hơn nốt thư nhất.

c)- Tiếng Việt có từ đơn và từ kép. Từ Đơn chỉ có một chữ: Nắng, Mưa, Buồn... Và Từ Kép phải có 2 chữ mới đủ ý nghĩa như: Hoàng Hôn, U Sầu, Vui Vẻ, Cô Đơn, Anh Hùng, Bộ Đội....Với những từ kép, ta không nên kéo dài chữ thứ nhất, hoặc nghỉ lâu quá, mới tới chữ thứ 2, vì người nghe có thể không những không hiểu rõ ý của tác giả, mà đôi khi còn hiểu lầm nữa.

d)- Tiếng Việt có âm câm và âm vang. Những chữ có âm câm: Biết, Hết, Học, Đẹp, Tết, ..v..v.. Những chữ có âm vang: Sang, Hoang, Trời, Chờ, ..v..v.. Ca sĩ chỉ có thể ngân dài khi hát những chữ có âm vang, nhưng không thể kéo dài những chữ có âm câm đươc. Do đó, ta phải đặt những chữ có âm vang vào những nốt ngân dài, và chỉ đặt những chữ có âm câm vào những nốt ngắn mà thôi.

e)- Lời nhạc cần có chất thơ. Ai cũng đồng ý là lời nhạc của ca khúc phải có chất thơ mới thật sự là hay, tại sao? Cứ nhìn vào những nhạc phẩm hay, nổi tiếng từ xưa tới nay có bài nào không có chất thơ không? Thưa không. Hơn nữa, chắc chắn các bạn cũng biết đã có rất nhiều nhạc phẩm trứ danh được phổ từ một bài thơ. Như vậy tại sao ta không thêm chất thơ vào lời nhạc? Nhưng, thêm chất thơ vào lời nhạc là làm như thế nào? Rất dễ, thứ nhất ta nên gieo vần cho từng câu, có thể là vần lục bát, vần thơ Đường, vần thơ tứ tuyệt..v..v.., tùy khả năng của bạn và tùy điều kiện của nhạc phẩm, hay ít ra là bất cứ khi nào có thể. Thứ hai ta có thể có những câu đối ý, đối từ của vế trước với vế sau trong một câu, từ câu trước với câu sau.....Tuy nhiên, với một ca khúc, người ta không bắt buộc bạn phải gieo vần, phải đối đáp chững chạc và  khắt khe như với một bài thơ thuần tuý, tất cả chỉ là tùy ý, tùy khả năng, optional. Có thì tốt hơn, không có cũng OK.
==========================================================

Kết- Trên đây là một số nguyên tắc và những lời khuyên cho các bạn yêu nhạc, đang muốn tiến tới một bước nữa, đến gần hơn với nghệ thuật âm nhạc. Nhưng vì giới hạn của một website, Quốc Toản chỉ có thể trình bày một cách tổng quát và ngắn gọn. Mục đích là giúp các bạn thêm một ít kiến thức về sáng tác ca khúc, bên cạnh một số vốn sống rất lớn đã có sẵn, mà các bạn đã tích lũy được trong suốt cuộc đời văn nghệ của mình. Nếu muốn tiến sâu hơn vào đại dương mênh mông âm nhạc, các bạn nên học thêm nhạc lý, học chơi một nhạc cụ (loại đa âm như guitar hoặc Piano). Quốc Toản rất thân ái chúc tất cả các bạn yêu nhạc, đặc biệt những người đã đọc những phần trình bày trên đây, sớm đạt được thành quả trên bước đường sáng tác ca khúc.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

SANG TAC NHAC


I. GIOI THIEU: SANG TAC NHAC

II. TRICH:

B- Lời khuyên cho ai đang chuẩn bị sáng tác.
1)-Đơn giản là rất tốt. Nghe như ngược đời, nhưng đúng như vậy. Các bạn hãy nhớ lại, nghe lại những ca khúc đã nổi tiếng, nhạc đương thời, nhạc thời chiến, nhạc tiền chiến, hầu như bài nào cũng đơn giản. Ngôn từ đơn giản, âm điệu đơn giản, tiết điệu đơn giản…dễ hát, dễ hiểu và dễ nhớ. Các bạn có thấy bài nào lời hát khó hiểu, rắc rối, âm điệu trúc trắc, khó hát….trong số những nhạc phẩm nổi tiếng không? Thưa không. Vậy thì bạn không nên dùng những từ ngữ rắc rối, trừu tượng không rõ ý nghĩa….không nên dùng những âm điệu lên rất cao rồi tuột xuống rất thấp, v.v  vượt khỏi sức lực (nơi cổ họng) của con người…
2)-Tìm cách làm cho nhiều người thích nhạc phẩm của mình. Nếu tìm được một âm điệu mới lạ (nghe không giống nhạc phẩm nào), lồng trong một vài câu nói đang có trên môi của nhiều người đương thời, đơn giản, dễ hát, để người nghe có thể hát theo mấy câu, thì nhạc phẩm sẽ dễ  lưu lại trong đầu người nghe ngay khi mới nghe lần đầu. Được như vậy bạn đã thành công nhiều lắm rồi. Nếu nhạc phẩm của bạn lại có một tiết nhịp có thể làm cho người nghe muốn nhịp nhịp bàn chân, búng búng ngón tay khi nghe, thì đúng là bạn đang nhập cuộc. Bạn đang trở thành một “người của quần chúng”, một "public figure". Very cool.
3)-Tìm cách làm cho người nghe xúc động. Những câu chuyện buồn, vui, hài hước, có thể biến thành những ca khúc được nhiều người thích. Những hoàn cảnh éo le, những sinh hoạt vui tươi náo động cũng có thể là đề tài cho những ca khúc mới của bạn. Nói chung, bạn sẽ thành công nếu nhạc phẩm của bạn có thể làm cho người nghe xúc động: thấy buồn, thấy vui, thấy éo le, thấy vui lên, thấy tức cười, hay thấy ngứa ngáy tay chân..v..v..
4)-Phải quyết tâm, nuôi dưỡng và bảo vệ ý muốn sáng tác. Trong lúc đang sáng tác một ca khúc, ai cũng có thể gặp phải những trở ngại: bí chữ, bí notes, hoặc những trở ngại của cuộc sống, của tình cảm.... phải bỏ dở bài hát, chưa hòa tất được. Nhưng nếu có quyết tâm, bạn sẽ quay trở lại với bài hát bất cứ lúc nào, với quyết tâm hơn: sẽ hoàn tất bài hát này.
     Xem một bài viết của một người đã hoàn thành một ca khúc sau khi đã đọc qua tài liệu này của Quốc Toản: Tôi Học Sáng Tác Nhạc của bạn Mỹ Tuyền Thư. Cám ơn bạn Mỹ Tuyền Thư đã hoan hỉ, đồng ý cho Quốc Toản chia xẻ một kinh nghiệm sáng tác thành công, với các bạn yêu nhạc, mê sáng tác trên khắp thế giới.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

NEU VANG CHANG





Lòng mãi nhớ đến anh yêu ngày nào 
mà em đã trót thương 
Nhớ đến ánh mắt long lanh tuyệt vời 
ngày đầu gặp gỡ nhau 
Ngày nào chàng sẽ nói yêu em 
Cho em mê man lạc dòng thời gian 
Anh như muôn sao ngời sáng trong đêm 
Cho em luôn luôn mơ ước xa xôi 
Nếu vắng chàng tim em sầu nhớ 
Khi bên chàng bóng đêm rực rỡ 
Nếu vắng chàng không gian sụp vỡ 
Em yêu chàng yêu anh một đời 
Nếu vắng chàng tim em lạnh giá 
Em yêu chàng đắm say còn mãi 
Khi bên chàng chứa chan tình ái 
Nếu vắng chàng thân em lạc loài

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

BOM OI/ TRI TUNG



Bờm Ơi




Người ơi, anh hát riêng bài ca
Tặng em cô gái anh thầm yêu...
Lúc em cười mùa xuân trong anh
Lúc em buồn mùa đông vây quanh
Em có hiểu lòng anh muốn nói... suốt đời yêu em...

Rồi mai anh phải đi học xa
Người ơi, anh chỉ yêu mình em
Lúc một mình nhìn về nơi xa
Ngước lên trời nhìn vì sao đêm
Anh tin rằng ở nơi xa kia...em chờ anh mãi

ĐK:
Có những lúc nhớ em anh khóc thầm
Vì có những lúc nhớ em lòng đắng cay
Người ơi em ở nơi xa
Mình anh trong cô đơn
Lòng ngập thương nhớ...dâng đầy

Repeat:
Em có hiểu lòng anh muốn nói...Anh nhớ em nhiều...!!!
Em có hiểu lòng anh muốn nói...Anh nhớ em nhiều...!!!




Hợp âm guitar “Bờm ơi”

……….C………..G…………Am……..C7
 Người ơi, anh hát riêng bài ca
 ……… F………G………………C………C7
 Tặng em cô gái anh thầm yêu…
 …………..F…………………………..F
 Lúc em cười mùa xuân trong anh,
 …………..G…………………………C
 Lúc em buồn mùa đông vây quanh
 ………….F………………………..F…… …………….G……G7
 Em có hiểu lòng anh muốn nói… suốt đời yêu em…

Rồi mai anh phải đi học xa
 Người ơi, anh chỉ yêu mình em
 Lúc một mình nhìn về nơi xa
 Ngước lên trời nhìn vì sao đêm
 Anh tin rằng ở nơi xa kia… em chờ anh mãi…

.C……………………..G……………….Am ……….C7
 Có những lúc nhớ em anh khóc thầm
 …..F………………………G……………. ….C……..C7
 Vì có những lúc nhớ em lòng đắng cay
 ……….F…………….G
 Người ơi em ở nơi xa
 ……….E7…………….Am
 Mình anh trong cô đơn
 F…………………………F…………..G
 Lòng ngập thương nhớ… dâng đầy…

(repeat)

END:
 ………….F………………………..G…… …….. ….C……….C7
 Em có hiểu lòng anh muốn nói… Anh nhớ em nhiều…!
 ………….F…………………………G7…. …………………..F……
 ..G………C
 Em có hiểu lòng anh muốn nói… Anh nhớ em nhiều…!

LAM SAO GHI DUOC HOP AM CHO MOT KHUNG NHIP?





Cac buoc di:


1. Xac dinh GAM chu cua ban nhac.

2. Tim 6 hop am co the dung trong bai nhac.
Vi du: C/Am se co:
C F G (cong thuc 1,4,5)
Am Dm Em

3. Cho o nhip do, tim not nhac co truong am dai nhat

4. Tim 3 hop am co chua not nhac do.

5. Cach chon 1 hop am thich hop, se dua vao cac uu tien sau:
a. neu ban nhac thuoc GAM truong, uu tien la hop am truong, neu la GAM thu, se chon uu tien la hop am thu.

b. chon hop am co chua nhieu not cua o nhip ay.

c. Tuy giai dieu cua bai hat, doan nhac do. Neu la vui, chon truong, neu la buon, chon thu.
(Loai hop am 7 nghe la va manh nhat ?)

d. Trong ban nhac, o nhp dau tien va cuoi cung thuong co hop am chinh cua bai hat do (vi du C hay Am...)

--
Tham khao them:
http://www.youtube.com/watch?v=gUxjoiAPA7Q&feature=relmfu


Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

JUST THE TWO OF US


"Just the Two of Us"  - Lyrics -

I see the crystal raindrops fall 
And see the beauty of it all 
Is when the sun comes shining through 
To make those rainbows in my mind 
When I think of you some time 
And I want to spend some time with you 
Just the two of us 
We can make it if we try 
Just the two of us 
Just the two of us 
Building castles in the sky 
Just the two of us 
You and I 

We look for love, no time for tears 
Wasted water's all that is 
And it don't make no flowers grow 
Good things might come to those who wait 
Not to those who wait too late 
We got to go for all we know 

Just the two of us 
We can make it if we try 
Just the two of us 
Just the two of us 
Building castles in the sky 
Just the two of us 
You and I 

I hear the crystal raindrops fall 
On the window down the hall 
And it becomes the morning dew 
Darling, when the morning comes 
And I see the morning sun 
I want to be the one with you 

Just the two of us 
We can make it if we try 
Just the two of us 
Just the two of us 
Building big castles way on high 
Just the two of us 
You and I

YESTERDAY





Yesterday (Lennon/McCartney)

 Yesterday, all my troubles seemed so far away
 Now it looks as though they're here to stay
 Oh, I believe in yesterday.

 Suddenly,I'm not half the man I used to be
 There's a shadow hanging over me
 Oh, yesterday came suddenly.

 Why she had to go I don't know she wouldn't say.
 I said something wrong, now I long for yesterday.

 Yesterday, love was such an easy game to play.
 Now I need a place to hide away.
 Oh, I believe in yesterday.

 Why she had to go I don't know she wouldn't say.
 I said something wrong, now I long for yesterday.

 Yesterday, love was such an easy game to play.
 Now I need a place to hide away.
 Oh, I believe in yesterday.

 Mm mm mm mm mm mm mm.



Yesterday (Lennon/McCartney)

 Ngày hôm qua, tất cả những rắc rối của tôi đều đã xa vời
 Giờ trông như thể nó lại về ở đây
 Ôi tôi tin vào ngày hôm qua

 Bất chợt, tôi không bằng phân nửa của mình như tôi lúc trước
 Có một chiếc bóng bao trùm lấy tôi
 ÔI ngày hôm qua đến bất chợt

 Sao nàng phải đi, tôi không biết, nàng sẽ không nói đâu
 Tôi nói có gì đó không ổn, giờ tôi ngóng chờ ngày hom qua

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Thú đau thương



Gam Dm





Thú đau thương 



Tình như thoáng mây tình đến cùng ta âm thầm không ngờ 
Tình như cánh hoa tình chiếm hồn ta đâu ngờ là tình
Tình như mưa gió thoảng vào trong tim
Tình như cánh chim bay đến trong ta sao nghe bồi hồi...

Có biết đau thương... mới hay là tình
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...

Tình như đớn đau tình xé lòng nhau muôn đời không lành
Tình như ngất ngây tình đến cùng nhau mang nhiều tuyệt vời
Tình như giông bão dập vùi yêu thương
Tình như tiếng ca theo gió phương xa cho nhau lời chào...

Có biết đau thương... mới hay là tình
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...

Đời không thiết tha vì có tình yêu không còn là đời
Người không xót xa vì mất tình yêu không còn là người
Đời ta muôn kiếp thả hồn theo yêu
Tình như khói sương bay thóang trong mơ ngàn đời vu vơ..

...........................ngàn đời sầu nhớ ............

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

HOAI CAM






Chiều buồn len lén tâm-tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa

Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn

Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa

Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?

Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!

Thời gian tựa cánh chim bay,
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?